|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(6)
, Tháng 6/2023, Trang 04-20
|
|
Mối quan hệ giữa cảm xúc nhà đầu tư và biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam |
The Relationship between the Investor’s Sentiment and Vietnam Stock Market |
Nguyễn Thu Hoài & Đặng Phong Nguyên & Đặng Thị Việt Đức & Nguyễn Thanh Huyền |
DOI: 10.24311/jabes/2023.34.6.1
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa cảm xúc nhà đầu tư với biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2018 - 2023, với mô hình VAR tiêu chuẩn, kết quả chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ tác động qua lại giữa biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam và cảm xúc của nhà đầu tư trên thị trường. Mức độ tác động của những thay đổi trên thị trường lên cảm xúc của nhà đầu tư khá lớn, hơn 10%. Trong khi đó, cảm xúc của nhà đầu tư cũng có mức tác động ngược lại tới biến động của thị trường, khoảng 25%. Mức độ tác động giảm dần theo thời gian sau 3 kỳ (tuần) trong nghiên cứu. Kết quả này gợi ý rằng cảm xúc của nhà đầu tư là một nguồn dữ liệu tham khảo đáng tin cậy trong việc phân tích kỹ thuật và đánh giá biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Abstract
The study analyzes the relationship between investor emotion and the volatility of Vietnam's stock market. Using data for the period 2018–2023 and employing a standard VAR model, the results show that there is an interrelationship between the volatility of the Vietnamese stock market and investor sentiment. The impact of changes in the market on investor emotion is quite large, more than 10%. Meanwhile, investor emotion also has an effect on market volatility, about 25%. The level of impact gradually decreased over time after 3 periods (weeks) in the study. This result suggests that investors' emotions are a reliable source for references in technical analysis and volatility assessment of Vietnam's stock market.
Từ khóa
cảm xúc nhà đầu tư, thị trường chứng khoán, tỷ suất sinh lời Investor Sentiment; Stock Market; Stock Return.
|
Download
|
|
Niềm tin tôn giáo và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của niềm tin tôn giáo đến cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường Châu Á. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 7.264 công ty niêm yết ở 11 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan trong giai đoạn 1996-2016. Sử dụng các biến đại diện khác nhau và các phương pháp ước lượng khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng ở thị trường Châu Á, các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực có niềm tin tôn giáo cao có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn và có tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu nhanh hơn. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người làm chính sách đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả để tăng cường giá trị doanh nghiệp, tối ưu lợi nhuận đầu tư và xây dựng xã hội phát triển. <br><br> Abstract <br>
The objective of this study is to evaluate the role of religiosity on capital structure and the speed of adjusting to the target capital structure of firms operating in the Asian markets. The data is collected from 7,264 listed firms in 11 Asian countries including China, Hong Kong, Indonesia, India, Japan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Korea, and Thailand during the period of 1996–2016. Using different proxies for main variables and different estimation methods, the study shows that in the Asian markets, firms operating in regions with superior religiosity tend to have higher debt ratios and faster speed of capital structure adjustments. Our findings have important implications for firms’ managers, investors, and policymakers who make effective management decisions to enhance corporate value, optimize investment returns, and enrich society.
Download
Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước, nghiên cứu phát triển chỉ số đo lường phát triển kinh tế xanh chất lượng cao đồng thời phân tích tác động của tín dụng xanh và phát thải CO2 đến phát triển kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam bằng mô hình không gian Durbin. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại 63 tỉnh/thành đã tăng từ 2015 đến 2019, nhưng suy giảm giảm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 (2020-2021). Tín dụng xanh và phát thải CO2 không chỉ trực tiếp tác động lên chất lượng kinh tế xanh của một tỉnh thành mà còn có tác động lan tỏa sang các tỉnh thành lân cận. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp chính sách như cải thiện khung pháp lý, thành lập các thể chế chuyên biệt, giảm thuế và hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính xanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Download
Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng sản phẩm cho vay ngang hàng: Tích hợp lý thuyết hành động hợp lý và mô hình chấp nhận công nghệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cho vay ngang hàng (CVNH) là một hiện tượng mới nổi nhưng lan rộng nhanh chóng trong bối cảnh tài chính kỹ thuật số bên cạnh Ví điện tử, tiền kỹ thuật số, ngân hàng di động. CVNH kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính, thay thế bằng nền tảng ứng dụng công nghệ số. Nghiên cứu tích hợp lý thuyết Hành động hợp lý và Mô hình chấp nhận công nghệ để tìm hiểu rõ các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng trong bối cảnh sản phẩm CVNH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 217 người có nhu cầu vay vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến Ý định người đi vay chịu tác động bởi niềm tin, hữu ích, danh tiếng nền tảng. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà tiếp thị quảng cáo và các nhà quản lý trong ngành tài chính ngân hàng giúp các nhà quảng cáo tiếp thị chủ động hơn trong việc cải thiện ý định sử dụng dịch vụ CVNH. <br><br>Abstract <br>
Peer-to-peer (P2P) lending is a relatively new yet swiftly proliferating trend within the realm of digital finance, coexisting with other technologies such as e-wallets, cryptocurrencies, and mobile banking. P2P Lending directly connects borrowers with lenders without going through financial intermediaries, replacing it with a platform using digital technology. This study integrated the Reasoned Action Theory and Technology Acceptance Model to clearly understand the factors and extent of the impact on intention to use in the context of P2P Lending products. This study follows a quantitative approach through interviews with 217 participants who had loan needs. Research results show that borrower intention is affected by trust, usefulness, and platform reputation. Our research has meaningful implications for marketers and banking/financial managers in that marketers should be more proactive in improving people’s intention to use peer-to-peer lending.
Download
Khả năng chấp nhận công nghệ Blockchain của khách hàng trong các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Công nghệ Blockchain đã và đang thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia trong đó có Việt
Nam do tiềm năng thay đổi nhiều lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu trong đó là lĩnh vực tài chính - ngân
hàng. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận công nghệ này trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được thử
nghiệm nhiều ở Việt Nam. Do đó, thật khó để ước tính liệu các dịch vụ này có được khách hàng
chấp nhận hay không khi nó được đưa ra sử dụng công khai. Mục đích của bài viết là để ước tính
tỷ lệ chấp nhận các dịch vụ ngân hàng có ứng dụng công nghệ Blockchain. Bài viết được xây dựng theo hướng nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), kết hợp
với Google Biểu mẫu để thu thập dữ liệu nghiên cứu và sử dụng phần mềm SmartPLS 4 để phân
tích các số liệu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy rằng hai yếu tố mạnh mẽ là Ảnh hưởng xã hội và Kinh nghiệm tác động tích cực lên
Niềm tin của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ Blockchain. Niềm
tin là nhân tố chủ chốt thúc đẩy khả năng chấp nhận các dịch vụ ngân hàng ứng dụng
Blockchain. <br><br>Abstract <br>
Blockchain technology has been attracting investment from many countries, including Vietnam due to its potential to change many economic fields, typically the financial - banking sector. However, the level of acceptance of this technology in the banking sector has not been much tested in Vietnam. Therefore, it is difficult to estimate whether these services will be accepted by customers when it is put out for public use. The purpose of the article is to estimate the adoption rate of banking services using Blockchain technology. The article is built in the direction of quantitative research based on the technology acceptance model (TAM), combined with Google Forms to collect research data and using SmartPLS 4 software to analyze information data through the SEM structural model. The results of our research show that two strong factors, Social influence and Experience, have positive impacts on Customer trust in banking services based on Blockchain technology. Trust is a key factor driving the adoption of blockchain banking services.
Download
|