|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(5)
, Tháng 5/2025, Trang *-*
|
|
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồng Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam |
|
Nguyễn Hồng Minh & Phạm Nguyễn Thiên Trang & Đỗ Hương Mai & Lê Ngọc Minh |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.5.08
Tóm tắt
Bài nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) tại Việt Nam. Thông qua phân tích 404 câu trả lời khảo sát từ người dân, bằng phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), kết quả cho thấy nhận thức về tính hữu ích, tính dễ sử dụng, tính đổi mới và chuẩn chủ quan đều tác động tích cực đến ý định sử dụng CBDC. Trong khi đó, nhận thức về tính an toàn không có tác động như kỳ vọng. Bên cạnh đó, nhận thức về tính hữu ích đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức về tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan đến ý định sử dụng. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất những gợi ý cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc triển khai CBDC để thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi của người dân khi CBDC được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt Nam.
Abstract
This study examines the factors influencing the intention to use Central Bank Digital Currency (CBDC) in Vietnam. Through analysis of 404 survey responses from Vietnamese citizens using Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM), the results demonstrate that perceived usefulness, perceived ease of use, perceived innovativeness, and subjective norms all positively influence the intention to use CBDC. However, contrary to expectations, perceived security does not have a significant impact. Additionally, perceived usefulness plays a mediating role in the relationship between perceived ease of use, subjective norms, and usage intention. Based on these findings, the authors propose recommendations for government regulatory agencies regarding CBDC implementation to promote broader public acceptance when CBDC is officially launched in Vietnam.
Từ khóa
CBDC; ý định sử dụng; nhận thức tính đổi mới; nhận thức sự an toàn; nhận thức tính hữu ích CBDC, intention to use, perceived innovativeness, perceived security, perceived usefulness
|
|
|
Sự căng thẳng và mức độ hài lòng về lợi nhuận đầu tư: Nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mối quan hệ giữa sự căng thẳng khi đại dịch COVID-19 bùng phát và mức độ hài lòng về lợi nhuận của nhà đầu tư cá nhân chưa được khám phá. Do đó, nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ này, dựa trên dữ liệu điều tra 437 nhà đầu tư cá nhân đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả tìm thấy sự căng thẳng tác động ngược chiều với mức độ hài lòng về lợi nhuận sau khi kiểm soát các biến về tính cách và nhân khẩu học. Trong vai trò điều tiết, sự căng thẳng làm thay đổi mối quan hệ giữa tính dễ chịu, tính hướng ngoại và mức độ hài lòng về lợi nhuận. Nhà đầu tư nam ít căng thẳng và có mức độ hài lòng về lợi nhuận cao hơn so với nhà đầu tư nữ. Kết quả nghiên cứu hàm ý đến các nhà chính sách, đặc biệt đến các thị trường tài chính có số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia chiếm đa số, trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả hơn. Điều này giúp nhà đầu tư giảm bớt căng thẳng, tăng mức độ hài lòng về lợi nhuận, và qua đó, họ có thêm động lực để tiếp tục tham gia thị trường tài chính, góp phần phát triển nền kinh tế. <br> <br> <strong>Abstract </strong> <br>
Literature on the effect of perceived stress and perceived performance is under-explored. Therefore, this study examines this relationship, using the 2021 survey data on 437 individual investors in the Vietnamese stock market, from February to July 2021. The results show that perceived stress has a negative effect on perceived performance after controlling for Big Five traits and demographics. In addition, the perceived stress significantly moderates the association between agreeableness, extraversion, and perceived performance. Male investors are less stressed and more satisfied with the achieved returns than female investors. Our findings have implications for policymakers, especially for financial markets where individual investors are the primary participants, in controlling the COVID-19 epidemic more effectively. More interventions to prevent the spread of the disease help investors reduce stress and increase their satisfaction with profits, which motivates them to continue to participate in the financial market and contribute to the development of the economy.
Download
Cường độ tìm kiếm trên Google và thị trường chứng khoán Việt Nam: Sự chú ý hay sự không chắc chắn?
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm định vai trò của cường độ tìm kiếm trên Google trong việc phản ánh hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bằng cách đối chiếu hai giả thuyết đối lập là cường độ tìm kiếm đại diện cho sự chú ý hoặc cho sự không chắc chắn. Dữ liệu bảng theo tuần của 88 cổ phiếu trên sàn HOSE giai đoạn 2019–2023 được phân tích với mô hình Fama-French năm nhân tố, kết hợp biến trễ để kiểm định phản ứng theo thời gian. Kết quả cho thấy cường độ tìm kiếm có tác động dương đến suất sinh lời trong tuần hiện tại và tác động âm ở tuần kế tiếp, phù hợp với giả thuyết sự chú ý của nhà đầu tư. Phân tích theo quy mô cổ phiếu và tương tác với giai đoạn hậu COVID-19 góp phần củng cố tính ổn định của kết quả. Nghiên cứu gợi ý rằng cường độ tìm kiếm có thể được sử dụng như một chỉ báo giám sát hành vi thị trường. <br><br>Abstract<br> This study examines whether the Google search volume reflects investor attention or uncertainty in the Vietnamese stock market by testing two competing hypotheses within a unified framework. Using weekly panel data from 88 HOSE-listed stocks during 2019–2023, we apply the Fama-French five-factor model with lagged variables to capture short-term behavioral responses. The findings indicate that search volume positively affects stock returns in the current week but has a negative effect one week later, supporting the investor attention hypothesis. Robustness is confirmed through subsample analysis by firm size and post COVID-19 interaction. The results suggest that Google search volume primarily reflects attention-driven behavior rather than uncertainty, and may serve as a behavioral indicator for market monitoring in frontier markets.
Download
Tài Chính Toàn Diện và Dân Trí Tài Chính – Trường Hợp Nghiên Cứu tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của dân trí tài chính đến sử dụng dịch vụ tài chính của người dân, từ đó tác động đến tài chính toàn diện. Bằng việc khảo sát 530 người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech, tác giả nhận thấy nhân tố “Tài chính toàn diện” và “Khả năng sử dụng Fintech” được phản ánh tích cực bởi nhân tố “Dân trí tài chính” và “Ảnh hưởng xã hội”. Đồng thời, nhân tố “Tài chính toàn diện” cũng được tác động tích cực bởi hai nhân tố “Niềm tin” và “Khả năng sử dụng Fintech”. Duy chỉ có nhân tố “Niềm tin” không chịu sự tác động bởi “Dân trí tài chính”, đồng thời nhân tố “Niềm tin” không chịu tác động bởi “Ảnh hưởng xã hội”. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách. <br><br>Abstract <br>
This study evaluates the impact of financial literacy on people's use of financial services, thereby affecting financial inclusion. By surveying 546 people using Fintech products and services, we found that the factors "Financial Inclusion" and "Fintech Usability" are positively reflected by "Financial Literacy” and “Social Influence”. "Financial Inclusion" is also positively affected by the two factors "Trust" and " Fintech Usability ". Only the factor "Trust" is not affected by "Financial Intelligence", just as the factor "Trust" is not affected by "Social Influence". From the research results, we give some policy implications.
Download
Sa lầy trong thua lỗ của nhà đầu tư chứng khoán: vai trò của các lệch lạc hành vi
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sa lầy trong thua lỗ (SLTL) là thiên lệch hành vi gây ra tác động tiêu cực cho nhà đầu tư. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hiện tượng SLTL và cơ chế tác động của hiện tượng này. Sử dụng thiết kế thí nghiệm với các tình huống đầu tư giả định cho mẫu nghiên cứu với 716 cá nhân Việt Nam, chúng tôi đo lường tác động của các thiên lệch hành vi như e ngại hối tiếc, e ngại mất mát, hiệu ứng sở hữu và thái độ chấp nhận rủi ro đến SLTL. Kết quả nghiên cứu cho thấy những cá nhân có mức độ ngại hối tiếc cao và có thái độ chấp nhận rủi ro cao thường bộc lộ hành vi SLTL. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy hiệu ứng sở hữu có ảnh hưởng đến SLTL của nhà đầu tư. Nghiên cứu đóng góp cho các nghiên cứu về SLTL bằng cách đề xuất sử dụng chính các yếu tố tâm lý, các lệch lạc hành vi như là công cụ giảm thiểu hiện tượng SLTL của nhà đầu tư. <br><br> Abstract <br>
Escalation of commitment after loss (EOCAL) is a behavioral bias that adversely affects investment outcomes. This study aims to examine this bias and elucidate its underlying mechanisms. Employing an experimental design featuring hypothetical investment scenarios, we surveyed a sample of 716 individuals in Vietnam. Our investigation delves into the impact of behavioral factors such as the endowment effect, regret aversion, loss aversion, and risk attitude on EOCAL. The results reveal that regret aversion and risk attitude serve as main predictors for EOCAL in the stock market, whereas loss aversion does not. Specifically, individuals with high levels of regret aversion and risk-taking exhibit a tendency to escalate their commitment to portfolios after experiencing losses. However, our findings did not provide substantial evidence that the endowment effect plays a significant role in this context. This study contributes to the EOCAL literature by suggesting that psychological and behavioral factors can act as effective remedies to mitigate such biases among individual investors.
Download
Niềm tin tôn giáo và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của niềm tin tôn giáo đến cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường Châu Á. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 7.264 công ty niêm yết ở 11 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan trong giai đoạn 1996-2016. Sử dụng các biến đại diện khác nhau và các phương pháp ước lượng khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng ở thị trường Châu Á, các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực có niềm tin tôn giáo cao có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn và có tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu nhanh hơn. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người làm chính sách đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả để tăng cường giá trị doanh nghiệp, tối ưu lợi nhuận đầu tư và xây dựng xã hội phát triển. <br><br> Abstract <br>
The objective of this study is to evaluate the role of religiosity on capital structure and the speed of adjusting to the target capital structure of firms operating in the Asian markets. The data is collected from 7,264 listed firms in 11 Asian countries including China, Hong Kong, Indonesia, India, Japan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Korea, and Thailand during the period of 1996–2016. Using different proxies for main variables and different estimation methods, the study shows that in the Asian markets, firms operating in regions with superior religiosity tend to have higher debt ratios and faster speed of capital structure adjustments. Our findings have important implications for firms’ managers, investors, and policymakers who make effective management decisions to enhance corporate value, optimize investment returns, and enrich society.
Download
|