|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(3)
, Tháng 3/2024, Trang 38-53
|
|
Tài Chính Toàn Diện và Dân Trí Tài Chính – Trường Hợp Nghiên Cứu tại Việt Nam |
Financial inclusion and Financial literacy – The case of Vietnam |
Nguyễn Ngọc Duẩn |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của dân trí tài chính đến sử dụng dịch vụ tài chính của người dân, từ đó tác động đến tài chính toàn diện. Bằng việc khảo sát 530 người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech, tác giả nhận thấy nhân tố “Tài chính toàn diện” và “Khả năng sử dụng Fintech” được phản ánh tích cực bởi nhân tố “Dân trí tài chính” và “Ảnh hưởng xã hội”. Đồng thời, nhân tố “Tài chính toàn diện” cũng được tác động tích cực bởi hai nhân tố “Niềm tin” và “Khả năng sử dụng Fintech”. Duy chỉ có nhân tố “Niềm tin” không chịu sự tác động bởi “Dân trí tài chính”, đồng thời nhân tố “Niềm tin” không chịu tác động bởi “Ảnh hưởng xã hội”. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách.
Abstract
This study evaluates the impact of financial literacy on people's use of financial services, thereby affecting financial inclusion. By surveying 546 people using Fintech products and services, we found that the factors "Financial Inclusion" and "Fintech Usability" are positively reflected by "Financial Literacy” and “Social Influence”. "Financial Inclusion" is also positively affected by the two factors "Trust" and " Fintech Usability ". Only the factor "Trust" is not affected by "Financial Intelligence", just as the factor "Trust" is not affected by "Social Influence". From the research results, we give some policy implications.
Từ khóa
Tài chính toàn diện; khả năng sử dụng fintech; dân trí tài chính Financial inclusion; Fintech usability; Financial literacy.
|
Download
|
|
Rủi ro địa chính trị và nguy cơ mất khả năng thanh toán: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp ở Đông Nam Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo này xem xét ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ở 4 quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 13.587 quan sát từ năm 1995 đến năm 2018, chúng tôi thấy rằng rủi ro địa chính trị có mối quan hệ cùng chiều với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thì khá chắn chắn với nhiều phương pháp ước lượng như mô hình tác động cố định và mô hình hồi quy GMM. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các công ty nắm giữ nhiều tiền mặt có thể giảm thiểu tác động tiêu cực này tốt hơn.
Download
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đo lường mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và khám phá ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố này. Bằng phương pháp phân tích nội dung toàn diện, danh mục 115 mục tin về công cụ tài chính được xây dựng dựa trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 và phù hợp với các quy định của Việt Nam. Các kiểm định F, Breusch- pagan và Hausman giúp lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập từ 299 báo cáo tài chính của 23 ngân hàng, giai đoạn 2010-2022. Kết quả chỉ ra mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của ngân hàng trung bình đạt 48% và khá khác nhau giữa các ngân hàng. Mô hình GLS là lựa chọn thích hợp để ước lượng kết quả. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, vai trò kép và quy mô ủy ban kiểm toán đến thực hành công bố về công cụ tài chính của các ngân hàng, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng của quy mô hội đồng và thành viên độc lập. Bài viết đóng góp cho lý thuyết báo cáo tài chínhvề mối quan hệ giữa quản trị công ty và công bố thông tin công cụ tài chính, bổ sung bằng chứng giải thích sự lựa chọn chính sách kế toán bởi lý thuyết ủy nhiệm và tín hiệu. Hàm ý thực tiễn của nghiên cứu là Việt Nam cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính và các ngân hàng cần giám sát tốt hơn việc công bố thông tin về đối tượng kế toán quan trọng này. <br> Abstract <br><br>
This study aims to measure the financial instrument disclosure level in Viet Nam banks and to investigate its relationship with corporate governance. The FID Index of 115 items was formed based on IFRS 7, Viet Nam financial instrument disclosure requirements and content analysis method. We use a sample of 299 bank-year observations for banks over the period 2010–2022. This paper performs the F-test, Breusch- pagan and Hausman test to identify the appropriate regression model. The findings indicate that the level of financial instrument disclosure provided by the sample banks is relatively low with only 48% of related items being supplied. This article uses regression analyses with the GLS model to examine the impact of corporate governance characteristics on banks’ financial instrument disclosure level. The findings shown that this level has a statistical association with foreign ownership, role duality, audit committee size. However, the study fails to document its significant associations with board size, board independence. This article contributes to literature of relationship between corporate governance and financial instrument disclosure, adds evidence about the application of agency theory and signaling theory in accounting policy choice. Research results show that Vietnam should soon issue accounting standards for financial instruments. Banks should better monitor the disclosure of financial instrument information
Download
Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức và tính thông tin của giá cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của giao dịch mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư tổ chức đến tính thông tin của giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức truyền tải các thông tin nội bộ của doanh nghiệp đến thị trường, từ đó làm tăng tính thông tin của giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, giao dịch mua của nhà đầu tư tổ chức chứa đựng các tín hiệu tích cực về giá cổ phiếu. Tín hiệu này làm gia tăng giao dịch mua của các nhà đầu tư khác, dẫn đến lợi suất bất thường sau ngày thông báo mua cổ phiếu của nhà đầu tư tổ chức. <br> <br> Abstract <br>
This paper studies the effect of institutional investors' trading on the stock price informativeness of Vietnamese listed companies. Using two-stage regressions with 4,495 observations of 592 listed enterprises, we show that institutional investors transmit private information through their trading activities, thereby increasing the informativeness of the stock price. Notably, purchases by institutional investors contain positive signals, resulting in abnormal positive returns after the announcement day.
Download
Đầu tư công nghệ và sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu hỏi liệu rằng xu hướng đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển chóng mặt trên toàn cầu có tác động đến sự ổn định của ngành ngân hàng hay không vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và sự ổn định của ngân hàng trên bảng dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020. Bằng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu đề xuất rằng chi tiêu cho CNTT có thể cải thiện sự ổn định của ngân hàng nói chung. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy đầu tư CNTT giúp các ngân hàng lớn ổn định hơn nhưng lại khiến các ngân hàng nhỏ gặp nhiều rủi ro hơn. <br><br>Abstract <br>
Banking stability is a critical issue that has received a host of interest from researchers, regulators, and policymakers over the years. However, the impact of the information technology (IT) trend, which is recently fast improving on a global scale, on banks’ stability has not yet been adequately investigated. This study examines the nexus of IT investment on bank stability based on balanced panel data from Vietnam, a bank-based emerging economy, between 2010 and 2020. Using the SGMM method, this paper suggests that IT expenditure can improve banks’ stability in general. Moreover, the results also show that technology investment increases the stability of large banks, however, it also pushes small banks to more instability.
Download
Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng sản phẩm cho vay ngang hàng: Tích hợp lý thuyết hành động hợp lý và mô hình chấp nhận công nghệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cho vay ngang hàng (CVNH) là một hiện tượng mới nổi nhưng lan rộng nhanh chóng trong bối cảnh tài chính kỹ thuật số bên cạnh Ví điện tử, tiền kỹ thuật số, ngân hàng di động. CVNH kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính, thay thế bằng nền tảng ứng dụng công nghệ số. Nghiên cứu tích hợp lý thuyết Hành động hợp lý và Mô hình chấp nhận công nghệ để tìm hiểu rõ các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng trong bối cảnh sản phẩm CVNH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 217 người có nhu cầu vay vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến Ý định người đi vay chịu tác động bởi niềm tin, hữu ích, danh tiếng nền tảng. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà tiếp thị quảng cáo và các nhà quản lý trong ngành tài chính ngân hàng giúp các nhà quảng cáo tiếp thị chủ động hơn trong việc cải thiện ý định sử dụng dịch vụ CVNH. <br><br>Abstract <br>
Peer-to-peer (P2P) lending is a relatively new yet swiftly proliferating trend within the realm of digital finance, coexisting with other technologies such as e-wallets, cryptocurrencies, and mobile banking. P2P Lending directly connects borrowers with lenders without going through financial intermediaries, replacing it with a platform using digital technology. This study integrated the Reasoned Action Theory and Technology Acceptance Model to clearly understand the factors and extent of the impact on intention to use in the context of P2P Lending products. This study follows a quantitative approach through interviews with 217 participants who had loan needs. Research results show that borrower intention is affected by trust, usefulness, and platform reputation. Our research has meaningful implications for marketers and banking/financial managers in that marketers should be more proactive in improving people’s intention to use peer-to-peer lending.
Download
|