|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(10)
, Tháng 10/2024, Trang 67-87
|
|
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế |
Banking Competition and Stability - The Moderating Role of Economic Policy Uncertainty |
Lê Huỳnh Như |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.10.05
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (Generalized Method Of Moments ‒ GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty – EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), ước lượng bình phương bé nhất vững (Robust Ordinary Least Squares) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
Abstract
This study examines the moderating role of economic policy uncertainty (EPU) the relationship between competition and bank stability in 20 countries over the period 2009 to 2023. Using an instrumental variable (IV) approach through the generalized method of moments (GMM), based on unbalanced panel data at the bank level, the results support the competition-stability hypothesis and confirm the moderating effect of economic policy uncertainty on the relationship between bank competition and bank stability via the economic policy uncertainty index. This is firmly supported by feasible generalized least squares (FGLS) estimation, robust ordinary least squares (Robust OLS) estimation, and Driscoll-Kraay standard error regression. However, all of them do not find similar results with economic policy uncertainty measured through the world uncertainty index (WUI). The empirical findings provide specific policy implications for bank managers and policymakers in making decisions to enhance competitiveness and stabilize the banking system amid current economic policy uncertainty.
Từ khóa
bất định chính sách kinh tế; cạnh tranh ngân hàng; ổn định ngân hàng Economics policy uncertainty; Banking competition; Banking stability.
|
Download
|
|
Mối quan hệ phi tuyến tính giữa bất định chính sách kinh tế và cạnh tranh ngân hàng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của sự bất định về chính sách kinh tế đến sức cạnh tranh ngân hàng của 1.006 ngân hàng tại 20 quốc gia trên thế giới thông qua dữ liệu của Refinitiv Eikon, giai đoạn 2009‒2023. Bằng cách sử dụng phương pháp hiệu ứng tác động cố định, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi, phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay Standard Errors và IV-GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bất định chính sách kinh tế có tác động tích cực đến sức cạnh tranh ngân hàng ở cả hai chỉ số bao gồm chỉ số bất định chính sách kinh tế và chỉ số bất định thế giới. Tuy nhiên, hiệu ứng phi tuyến chỉ được tìm thấy ở chỉ số bất định chính sách kinh tế. Ngoài ra, khi xét đến mẫu các quốc gia đang phát triển và đã phát triển, chỉ số bất định chính sách kinh tế thể hiện tác động hình chữ U ngược với mẫu ngân hàng ở các quốc gia đã phát triển và tác động hình chữ U ở các quốc gia đang phát triển. Với chỉ số bất định toàn cầu, chỉ có tác động hình chữ U ngược ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó, bài viết cũng cung cấp một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng tại các quốc gia xây dựng chiến lược phù hợp vừa để ứng phó với những thay đổi trong môi trường chính sách kinh tế bất định, vừa đảm bảo tăng cường năng lực cạnh tranh.
<br><br>Abstract<br>
This study investigates the impact of economic policy uncertainty on banking competitiveness by analyzing data from 1.006 banks in 20 countries worldwide sourced from Refinitiv Eikon during the period 2009‒2023. Employing fixed effects, feasible generalized least squares, Driscoll-Kraay standard errors, and IV-GMM for panel data, the findings reveal a positive influence of economic policy uncertainty on banking sector competitiveness, as measured by both the economic policy uncertainty index and the World Uncertainty Index. However, nonlinear effects are only evident in the case of the economic policy uncertainty index. Furthermore, when examining developing and developed countries separately, the economic policy uncertainty index exhibits an inverted U-shaped relationship with banking sector competitiveness in developed countries and a U-shaped relationship in developing countries. For the World Uncertainty Index, only an inverted U-shaped relationship is found in developing countries. Consequently, this study proposes several policy implications to assist bank managers in formulating appropriate strategies to both navigate the challenges posed by the economic policy uncertainty environment and enhance their competitive edge.
Download
Mối liên hệ giữa rủi ro địa chính trị và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại ở Châu Á
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Châu Á. Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 776 ngân hàng thương mại của 8 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 2006 đến 2019, chúng tôi thấy rằng rủi ro địa chính trị có ảnh hưởng tiêu cực lên sự ổn định tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu khá chắn chắn với phương pháp ước lượng GMM để giảm thiểu ảnh hưởng của vấn đề nội sinh. Mô hình nghiên cứu bổ sung thêm các biến tương tác, cách này sẽ giúp phản ánh chính xác hơn vai trò của các nhân tố trung gian như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn đối với mối quan hệ giữa rủi ro địa chính trị và sự ổn định tài chính của ngân hàng. Kết quả kiểm định cho thấy ảnh hưởng trái chiều của rủi ro địa chính trị đến sự ổn định tài chính nghiêm trọng hơn ở các ngân hàng có quy mô nhỏ và vốn ít. <br><br> <strong> Abstract </strong> <br>
This research examines the influence of geopolitical risks on the financial stability of the banking system in Asian countries. Using a sample of 776 commercial banks in 8 Asian countries from 2006 to 2019, the authors find that geopolitical risk has a negative impact on bank stability. The research results are robust to the GMM estimation method to eliminate endogeneity caveats. The authors also employ interactive variables, which help reflect accurately the role of moderating factors such as bank size and the capital ratio on the association between geopolitical risk and bank financial stability. The test results show that the negative effect of geopolitical risk on bank financial stability is more severe in banks with small sizes and low capital rates.
Download
Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này đánh giá tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) đến kết quả kinh doanh (KQKD) của 18 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010 đến thời điểm ngày 31/12/2020. Kết quả mô hình hồi quy đa biến của bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐMST quy trình có tác động tích cực đến KQKD của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ĐMST tổ chức có tác động ngược chiều đến KQKD. Trong khi đó, hoạt động ĐMST sản phẩm không thể hiện mối quan hệ với KQKD của ngân hàng.
Download
Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng ROE, của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dựa trên hệ phương trình đồng thời của hai biến số. Số liệu trong phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 – 2022. Kết quả ước lượng hệ phương trình bằng ước lượng 3SLS cùng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng thời gian cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng thời và dương giữa CAR và ROE, sự gia tăng ROE làm gia tăng CAR và ngược lại, sự gia tăng CAR cũng làm gia tăng ROE. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, các ngân hàng có hệ số CAR cao có thể tăng cường khả năng tài chính và sự ổn định, từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng có ROE cao có thể có khả năng tích lũy vốn tốt hơn và duy trì hệ số CAR cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các NHTM tăng dần CAR theo thời gian nhưng ROE lại giảm dần, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát Covid-19 trong những năm 2020 – 2022. <br><br>Abstract <br>
This paper scrutinizes the simultaneous relationship between capital adequacy ratio (CAR) and performance, measured by ROE, of joint stock commercial banks in Vietnam based on the simultaneous equation system of the two variables. The data in the analysis are collected from the financial statements and annual reports of 27 joint stock commercial banks in the period 2016-2022. Estimation results of the system of equations using 3SLS estimation together with fixed effects and time effects confirm a simultaneous and positive relationship between CAR and ROE, that is, an increase in ROE results in an increase in CAR and vice versa, an increase in CAR also causes an increase in ROE. During the Covid-19 outbreak, banks with high CAR ratios can enhance their financial capacity and stability, thereby creating confidence for investors and increasing the profitability. On the contrary, banks with high ROE may have better capital accumulation capabilities and maintain higher CAR ratios. The research results also show that commercial banks increase CAR over time but ROE decreases, especially during the Covid-19 outbreak in 2020 - 2022.
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính tại ngân hàng thương mại.
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết xem xét tác động của quản trị công ty (QTCT) đến hiệu quả tài chính (HQTC) ngân hàng với vai trò trung gian của công bố thông tin về công cụ tài chính (Financial instrument disclosure- FID). Nghiên cứu sử dụng mẫu 21 ngân hàng tại Việt Nam và phân tích hồi quy bội với dữ liệu bảng trong 14 năm, 2010-2023. Kiểm định Sobel-Goodman và Bootstrap được sử dụng để đánh giá vai trò trung gian của FID. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (International financial reporting standard- IFRS 7) đạt khoảng 36,8%. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về vai trò trung gian FID trong mối quan hệ giữa thành viên điều hành, sở hữu nước ngoài với HQTC. Ngoài ra, trình độ học vấn, tham gia điều hành và sở hữu nước ngoài đóng góp làm tăng HQTC ngân hàng được giải thích bởi lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Hàm ý nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhanh chóng xây dụng chuẩn mực kế toán về FID, các ngân hàng cần có các chính sách kế toán thích hợp về FID nằm góp phần nâng cao HQTC hơn nữa. <br><br> Abstract: <br>
The paper examines the impact of corporate governance on financial performance of banks with the mediating role of financial instrument disclosure (FID). The study uses a sample of 21 banks in Vietnam and multiple regression analysis with panel data for 14 years, 2010-2023. Sobel-Goodman and Bootstrap tests are used to assess the mediating role of FID. The results show that the level of conformity with the requirements of International Financial Reporting Standard (IFRS 7) is about 36.8%. The study provides evidence of the mediating role of FID in the relationship between executive members, foreign ownership and financial performance. In addition, the level of education, executive participation and foreign ownership contribute to increasing the financial performace of banks, which is explained by the agency theory and the resource dependence theory. The research implication shows that Vietnam should quickly build accounting standards on FID, banks need to have appropriate accounting policies on FID to further contribute to improving financial performance.
|