|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(1)
, Tháng 1/2024, Trang 60-72
|
|
Sa lầy trong thua lỗ của nhà đầu tư chứng khoán: vai trò của các lệch lạc hành vi |
Stock Investors’ Escalation of Commitment: The Role of Behavioral Biases |
Phan Chung Thuy & Le Van Lam & Ngo Minh Hieu |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.1
Tóm tắt
Sa lầy trong thua lỗ (SLTL) là thiên lệch hành vi gây ra tác động tiêu cực cho nhà đầu tư. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hiện tượng SLTL và cơ chế tác động của hiện tượng này. Sử dụng thiết kế thí nghiệm với các tình huống đầu tư giả định cho mẫu nghiên cứu với 716 cá nhân Việt Nam, chúng tôi đo lường tác động của các thiên lệch hành vi như e ngại hối tiếc, e ngại mất mát, hiệu ứng sở hữu và thái độ chấp nhận rủi ro đến SLTL. Kết quả nghiên cứu cho thấy những cá nhân có mức độ ngại hối tiếc cao và có thái độ chấp nhận rủi ro cao thường bộc lộ hành vi SLTL. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy hiệu ứng sở hữu có ảnh hưởng đến SLTL của nhà đầu tư. Nghiên cứu đóng góp cho các nghiên cứu về SLTL bằng cách đề xuất sử dụng chính các yếu tố tâm lý, các lệch lạc hành vi như là công cụ giảm thiểu hiện tượng SLTL của nhà đầu tư.
Abstract
Escalation of commitment after loss (EOCAL) is a behavioral bias that adversely affects investment outcomes. This study aims to examine this bias and elucidate its underlying mechanisms. Employing an experimental design featuring hypothetical investment scenarios, we surveyed a sample of 716 individuals in Vietnam. Our investigation delves into the impact of behavioral factors such as the endowment effect, regret aversion, loss aversion, and risk attitude on EOCAL. The results reveal that regret aversion and risk attitude serve as main predictors for EOCAL in the stock market, whereas loss aversion does not. Specifically, individuals with high levels of regret aversion and risk-taking exhibit a tendency to escalate their commitment to portfolios after experiencing losses. However, our findings did not provide substantial evidence that the endowment effect plays a significant role in this context. This study contributes to the EOCAL literature by suggesting that psychological and behavioral factors can act as effective remedies to mitigate such biases among individual investors.
Từ khóa
sa lầy trong thua lỗ; hiệu ứng sở hữu; e ngại mất mát; e ngại hối tiếc; chấp nhận rủi ro; tài chính thí nghiệm Escalation of commitment; Endowment effect; Loss aversion; Regret aversion; Risk-taking; Experimental finance.
|
Download
|
|
LAN TỎA RỦI RO ĐUÔI GIỮA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC NƯỚC ASEAN-6
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ lan tỏa rủi ro đuôi giữa thị trường năng lượng tái tạo và thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore) trong khoảng thời gian từ ngày 02/01/2018 đến ngày 26/11/2024. Nhằm đo lường lan tỏa rủi ro đuôi, nhóm tác giả sử dụng mô hình ADCC-GARCH để ước tính giá trị lan tỏa rủi ro đuôi (ΔCoVaR) giữa các cặp thị trường dựa trên phương pháp CoVaR, ΔCoVaR. Sau đó, mô hình chỉ số lan tỏa theo phân vị được sử dụng nhằm đánh giá lan tỏa rủi ro đuôi của cả nhóm các thị trường trong các kịch bản rủi ro khác nhau (rủi ro cao, trung bình và thấp). Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng cú sốc tiêu cực tại thị trường năng lượng tái tạo dẫn đến rủi ro cao hơn tại thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 nhưng không đóng vai trò chủ động trong lan tỏa rủi ro đuôi. Ngoài ra, lan tỏa rủi ro đuôi được ghi nhận cao nhất trong giai đoạn thị trường gặp sự kiện tiêu cực và điều kiện thị trường rủi ro cao
Trái phiếu xanh quốc tế và thị trường chứng khoán Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tại Việt Nam, với sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu đầu tư xanh và những nỗ lực cấp bách trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, nghiên cứu này đóng góp vào các tài liệu mới nổi về đầu tư xanh bằng cách khám phá mối liên hệ thời gian - tần suất giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2014–2024. Để đạt được các mục tiêu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tương quan đa chiều cục bộ bằng wavelet (WLMC), có thể xác định mối liên hệ giữa các chỉ số ở nhiều giai đoạn và tần suất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính tại Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào từng giai đoạn thời gian và tần suất. Cụ thể, mối liên hệ tiêu cực nổi bật trong các giai đoạn ngắn và trung hạn (2–64 ngày), nhưng khi xét đến dài hạn (128–256 ngày) và đặc biệt là rất dài hạn (trên 512 ngày), mối quan hệ tích cực giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính trở nên rõ rệt hơn. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến đầu tư xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu. <br><br>
Abstract <br>
In Vietnam, the rapid increase in demand for green investments and urgent efforts to mitigate climate change have prompted this study, which contributes to the emerging literature on green investments by exploring the time-frequency relationship between green bonds and the financial market in Vietnam from 2014 to 2024. To achieve this, the authors employ the Wavelet Local Multiple Correlation (WLMC) method, which allows for identifying relationships between indices across various time scales and frequencies. The results reveal a strong nexus between green bonds and the financial market in Vietnam, exhibiting both positive and negative correlations depending on the specific time and frequency. Notably, the negative relationship is significant in the short- and medium-term periods (2–64 days), while the positive relationship between green bonds and the financial market becomes more pronounced in the long-term (128–256 days) and especially in the very long-term (over 512 days). These findings are significant for investors and policymakers focusing on green investments and climate change mitigation.
Download
Liệu rằng đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông có làm gia tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh “chuyển đổi số” đang diễn ra mạnh mẽ, bài báo này xem xét ảnh hưởng của đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông đến gia tăng thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2012–2020. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên, hiệu ứng cố định, và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi cho bộ dữ liệu bảng gồm bộ chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của mức độ phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉ số dịch vụ thông tin làm gia tăng thu nhập dịch vụ của NHTM trong khi đó mức độ phát triển hạ tầng nhân lực làm giảm thu nhập dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp một số hàm ý về chiến lược đa dạng hóa danh thu cho các NHTM Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
In the context of digital transformation taking place strongly, this article examines the impact of information technology and communication investment on an increase in service income at Vietnamese commercial banks in the period 2012–2020. This study uses estimations with random-effect, fixed-effect, and feasible generalized least squares for a data set of information and communication technology indicators and financial data of Vietnamese commercial banks. Research results show that information and communication technology has a positive relationship with the ratio of service revenue to the bank's total income. Further analysis shows that the impact of the technical infrastructure development and information services indexes increases the service income of commercial banks, while the human infrastructure development index reduces the service income of commercial banks in Vietnam. This paper provides some implications for income diversification strategies for Vietnamese commercial banks.
Download
Khảo sát dòng chảy thông tin giữa các ngành trên thị trường chứng khoán việt nam: Tiếp cận bằng Transfer Entropy
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2017 đến 2023 và tính toán transfer entropy để đo lường dòng thông tin giữa 10 ngành kinh tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các ngành được xem xét bao gồm Hàng tiêu dùng không thiết yếu, Hàng tiêu dùng thiết yếu, Năng lượng, Tài chính, Sức khỏe, Công nghiệp, Công nghệ thông tin, Nguyên vật liệu, Bất động sản, và Tiện ích công cộng. Những phân tích trong bài cho thấy ngành có liên hệ thông tin kết nối hai chiều nhiều nhất trên thị trường là ngành Tài chính. Ngành Tài chính có thông tin truyền đi mạnh mẽ đến nhiều ngành khác như Công nghiệp, Công nghệ thông tin, Hàng tiêu dùng không thiết yếu, và nhiều ngành khác. Ngành nhận thông tin nhiều nhất là ngành Năng lượng và ngành ít liên hệ với ngành khác nhất là ngành Sức khỏe. Sau độ trễ 2 ngày giao dịch, mạng lưới thông tin giữa các ngành bắt đầu lan truyền mạnh mẽ và dày đặc hơn. Mức độ lan truyền thông tin lớn nhất là ở độ trễ 3 và 4 ngày giao dịch. Sau 5 ngày, các dòng thông tin chuyển giao bắt đầu suy yếu và rời rạc hơn. <br><br>Abstract <br>
The article employs transfer entropy to measure the flows of information among 10 sectoral indices in the Vietnamese stock market from 2017 to 2023. The considered sectors include Consumer Discretionary, Consumer Staples, Energy, Financials, Health Care, Industrials, Information Technology, Materials, Real Estate, and Utilities. The analyses in the article reveal that the sector with the most significant two-way information relationship is the Financials. The Financial sector exhibits robust outgoing information to various other sectors, including Industrials, Information Technology, Consumer Discretionary, and several others. The sector that receives the most information is the Energy sector, while the sector with the least interaction with other sectors is the Healthcare. In addition, after 2 trading days, the information flows among sectors become stronger and more widespread. The greatest spread of information occurs after 3 to 4 trading days. After 5 days, the flow of information becomes weaker.
Download
Sự căng thẳng và mức độ hài lòng về lợi nhuận đầu tư: Nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mối quan hệ giữa sự căng thẳng khi đại dịch COVID-19 bùng phát và mức độ hài lòng về lợi nhuận của nhà đầu tư cá nhân chưa được khám phá. Do đó, nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ này, dựa trên dữ liệu điều tra 437 nhà đầu tư cá nhân đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả tìm thấy sự căng thẳng tác động ngược chiều với mức độ hài lòng về lợi nhuận sau khi kiểm soát các biến về tính cách và nhân khẩu học. Trong vai trò điều tiết, sự căng thẳng làm thay đổi mối quan hệ giữa tính dễ chịu, tính hướng ngoại và mức độ hài lòng về lợi nhuận. Nhà đầu tư nam ít căng thẳng và có mức độ hài lòng về lợi nhuận cao hơn so với nhà đầu tư nữ. Kết quả nghiên cứu hàm ý đến các nhà chính sách, đặc biệt đến các thị trường tài chính có số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia chiếm đa số, trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả hơn. Điều này giúp nhà đầu tư giảm bớt căng thẳng, tăng mức độ hài lòng về lợi nhuận, và qua đó, họ có thêm động lực để tiếp tục tham gia thị trường tài chính, góp phần phát triển nền kinh tế. <br> <br> <strong>Abstract </strong> <br>
Literature on the effect of perceived stress and perceived performance is under-explored. Therefore, this study examines this relationship, using the 2021 survey data on 437 individual investors in the Vietnamese stock market, from February to July 2021. The results show that perceived stress has a negative effect on perceived performance after controlling for Big Five traits and demographics. In addition, the perceived stress significantly moderates the association between agreeableness, extraversion, and perceived performance. Male investors are less stressed and more satisfied with the achieved returns than female investors. Our findings have implications for policymakers, especially for financial markets where individual investors are the primary participants, in controlling the COVID-19 epidemic more effectively. More interventions to prevent the spread of the disease help investors reduce stress and increase their satisfaction with profits, which motivates them to continue to participate in the financial market and contribute to the development of the economy.
Download
|