|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 283
, Tháng 5/2014, Trang 85-104
|
|
Đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình và chỉ số hài lòng đối với Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Nam |
|
Le Van Huy & Tran Thi Viet Ha |
DOI:
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ, truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông phổ biến, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như tham gia vào quá trình quản lí và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, giải trí, quảng cáo và các dịch vụ khác... Để cung cấp chất lượng tốt cho công chúng mục tiêu, các đài truyền hình quảng bá cần phải đo lường chất lượng dịch vụ nhằm xem xét các tiêu chí cần phải duy trì, đầu tư và phát triển trong tương lai. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 469 khán giả và khẳng định tồn tại hai nhóm chất lượng dịch vụ gồm: (1) Chất lượng dịch vụ kĩ thuật (chất lượng truyền sóng); và (2) Chất lượng chức năng (gồm 6 thành phần) được tạo lập từ 40 chỉ báo được định vị trên 4 góc phần tư của ma trận IPA, đồng thời khẳng định chỉ số hài lòng của khán giả là 72,05%, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược trong tương lai.
Từ khóa
Chất lượng dịch vụ; Truyền hình; Khán giả; QRT
|
Download
|
|
Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng của người dùng. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết hệ thống thông tin thành công (ISS). Dữ liệu được thu thập từ 527 người dùng đã trải nghiệm sử dụng chatbot trong ngân hàng tại Hà Nội thông qua áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, và được phân tích qua mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả chỉ ra các yếu tố của ISS, bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống (tính tương tác, tính tự động, và tính hữu ích), và chất lượng dịch vụ (khả năng thấu hiểu, sự thân thiện, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị (giá trị bên ngoài và giá trị bên trong) của người dùng. Đồng thời, các giá trị này đóng vai trò thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng chatbot. Bài viết có ý nghĩa hàm ý học thuật và hàm ý thực tiễn nhằm gia tăng cảm nhận giá trị và sử dụng bền vững của người dùng đối với chatbot trong ngân hàng.
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên đại học. <br><br>
Abstract <br>
This study aims to investigate university students’ continuance intention to use ChatGPT for learning purposes, based on an integrated model of the Technology Readiness Index and the Expectancy Confirmation Model. The Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) technique was applied to analyze a sample of 356 higher education students. The results show that optimism and innovativeness positively influence perceived usefulness and the confirmation of expectations. Expectation confirmation positively influences perceived usefulness. Both perceived usefulness and expectation confirmation of expectations positively affect student satisfaction, which in turn leads to the intention to continue using ChatGPT for learning purposes. Additionally, perceived usefulness directly influences the continuance intention to use ChatGPT. Furthermore, this study provides new insights into the moderating effect of cognitive load on the relationship between students’ perceived usefulness and their continuance intention to use ChatGPT for learning purposes.
Download
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
Vai trò điều tiết của tin hiệu điện tử trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử, bảo mật, chất lượng thông tin và niềm tin trực tuyến người tiêu dùng ở các website thương mại điện tử B2C
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp định lượng thông qua dữ liệu từ 921 người tiêu dùng tại Việt Nam trên các website thương mại điện tử (TMĐT) có chứng nhận tin hiệu điện tử. Khảo sát kết hợp giữa hình thức trực tuyến và phát phiếu hỏi, quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện qua từng bước kiểm định độ tin cậy, đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và phân tích biến điều tiết. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Truyền miệng điện tử, Bảo mật và Chất lượng thông tin có tác động đến Niềm tin trực tuyến; Truyền miệng điện tử có tác động mạnh nhất tới Niềm tin trực tuyến, tiếp đó lần lượt là Chất lượng thông tin và Bảo mật; Tin hiệu điện tử có khả năng điều tiết tác động của Truyền miệng điện tử và Chất lượng thông tin tới Niềm tin trực tuyến. Các đề xuất và gợi ý chính sách đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng được đưa ra dựa trên kết quả này. <br><br> Abstract <br>
The study employed quantitative methods, utilizing data from 921 consumers in Vietnam gathered from certified electronic signal (E-Trustmark) websites of e-commerce platform. The survey combines online surveys and paper-based questionnaires. The data processing involved several steps, including reliability testing, measurement model evaluation, utilization of SEM linear structural modeling, and analysis of variables. The research findings indicate that Electronic Word-of-Mouth (eWOM), Security, and Information Quality have an influence on Online Trust. Among these factors, eWOM has the strongest impact on Online Trust, followed by Information Quality and Security. Furthermore, E-Trustmark has the ability to moderate the effects of eWOM and Information Quality on Online Trust. Based on these results, recommendations and policy suggestions are provided for businesses and consumers.
Download
Nghiên cứu ý định sử dụng chatbot và mua sắm trực tuyến của khách hàng: Tiếp cận từ lý thuyết chấp nhận công nghệ và đặc trưng của chatbot
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích ý định sử dụng chatbot và ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Việt Nam. Một mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) kết hợp với các đặc trưng của chatbot. Dữ liệu được thu thập từ 412 người mua hàng trực tuyến và mô hình cấu trúc tuyến tính được áp dụng để kiểm định các giả thuyết của mô hình. Kết quả chỉ ra các yếu tố của TAM (cảm nhận hữu ích, thái độ chấp nhận ứng dụng trí tuệ nhân tạo) và đặc điểm của chatbot (tính phản ứng nhanh, tính tương tác, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng ý nghĩa đến ý định sử dụng chatbot. Đồng thời, ý định này tăng cường ý định mua sắm trực tuyến của người dùng. Thái độ chấp nhận ứng dụng trí tuệ nhân tạo đóng vai trò gia tăng cảm nhận hữu ích của chatbot. Kết luận và các hàm ý được mang đến nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng chatbot để mua sắm trực tuyến. <br><br> Abstract <br>
The purpose of the article is to analyze customers’ use intention toward chatbots and online purchase intention in Vietnam. A research framework of chatbot use intention and online purchase intention is formulated based on the association of the Technological Acceptance Model (TAM) and chatbot characteristics. Data are collected from 412 online customers and structural equation modeling is applied to examine the hypotheses of the framework. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and attitude toward artificial intelligence) and chatbot characteristics (i.e., responsiveness, interactivity, and personalization) significantly influence intention to use chatbots. Additionally, use intention fosters online purchase intention. Attitude toward artificial intelligence plays a crucial role in increasing perceived usefulness of chatbots. Conclusion and implications are provided to induce customers’ usage behavior toward chatbots for online purchases.
Download
|