|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(6)
, Tháng 6/2023, Trang 73-87
|
|
Các nhân tố tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng qua phát trực tiếp: trường hợp sản phẩm giày dép tại Việt Nam |
Factors Affecting Consumers' Purchase Intention through Live Streaming: The Case of Footwear Products in Vietnam |
Đặng Thị Thu Trang & Lê Thị Hoàng Diễm |
DOI: 10.24311/jabes/2023.34.6.5
Tóm tắt
Nghiên cứu về những yếu tố có tác động đến mua sắm thông qua phát trực tiếp là một lĩnh vực giúp các cá nhân, các tổ chức quản lý và phát triển được các chiến lược bán hàng và chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu này đề xuất và thực hiện kiểm chứng mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố bao gồm chuyên môn, sự đáng tin cậy, sự hấp dẫn, mối quan hệ xã hội, sự hiện diện xã hội, giải trí và tính thông tin đến ý định mua hàng qua phát trực tiếp của người tiêu dùng đối với sản phẩm giày dép. Sau khi phân tích dữ liệu thu thập được từ 341 người tiêu dùng từ 16 tuổi trở lên tại Việt Nam bằng kỹ thuật PLS-SEM, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự đáng tin cậy, mối quan hệ xã hội, sự hiện diện xã hội, giải trí và tính thông tin có tác động tích cực đến ý định mua hàng qua phát trực tiếp của người tiêu dùng. Nghiên cứu được kỳ vọng cung cấp thêm kiến thức về cảm nhận của người tiêu dùng đối với một số khía cạnh trong bối cảnh thương mại phát trực tiếp cho những người bán lẻ hàng thời trang giày dép, từ đó có thể chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp nhằm thúc đẩy ý định mua hàng qua phát trực tiếp của người tiêu dùng.
Abstract
This study aims to explore the factors that influence consumers’ live-streaming purchase intention for footwear products at e-commerce platforms. After analysing data collected from 341 consumers aged 16 to 40 years old in Vietnam using PLS-SEM, the result shows that trustworthiness, parasocial relationships, social presence, entertainment, and informativeness have direct and positive impacts on consumers purchase intention to buy footwear through live-streaming. Meanwhile, trustworthiness, expertise, and attractiveness indirectly and positively impact consumers' intention to purchase footwear through parasocial relationships. Based on these results, some managerial and practical implications were proposed to help retailers promote the consumers’ purchase intention to buy footwear via live-streaming in the most effective way.
Từ khóa
phát trực tiếp; ý định mua hàng; chuyên môn; sự đáng tin cậy; sự hấp dẫn; mối quan hệ xã hội Informativeness; Live-streaming; Parasocial Relationships; Purchase Intention; Social Presence; Trustworthiness.
|
Download
|
|
MÔ HÌNH ĐA BƯỚC - ĐA BIẾN TRUNG GIAN VỀ SỰ CHỨNG THỰC NGƯỜI NỔI TIẾNG ĐỐI VỚI SỰ KIỆN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đề xuất mô hình đa bước – đa biến trung gian để xem xét cách sự gắn bó người nổi tiếng ảnh hưởng đến ý định tham dự sự kiện của khán giả trong quá trình chứng thực người nổi tiếng dưới vai trò điều tiết của thương hiệu người nổi tiếng. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được đánh giá thông qua CB-SEM. Khảo sát trực tuyến và trực tiếp được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 759 đáp viên, là người Việt Nam có độ tuổi từ 15 trở lên, đang theo dõi những người nổi tiếng trong nước hoặc quốc tế và quan tâm đến đến các sự kiện khác nhau diễn ra tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu xác nhận các con đường nhận thức, cảm xúc và kết hợp nhận thức-cảm xúc giữa đồng sáng tạo thương hiệu người nổi tiếng, sự gắn bó người nổi tiếng và ý định tham gia sự kiện. Một số hàm ý thực tiễn đã được đề xuất cho những người nổi tiếng và nhà quản lý sự kiện để gia tăng hiệu quả của quá trình chứng thực và thúc đẩy ý định tham gia sự kiện của khán thỉnh giả tiềm năng.
Trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh trong tạo giá trị
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu khám phá tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh (AI-OMNI) đối với niềm tin trực tuyến dưới điều kiện ngoại biên của đánh giá trực tuyến trong tạo giá trị. Chúng tôi sử dụng khung lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và kỹ thuật bình phương tối thiểu hai giai đoạn để ước lượng mô hình. Dựa trên bộ dữ liệu gồm 533 khách hàng ngân hàng, kết quả chỉ ra đánh giá trực tuyến điều tiết tích cực mối quan hệ giữa AI-OMNI và niềm tin trực tuyến, dẫn tới tăng cường khả năng tạo giá trị. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của AI-OMNI trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị cho tổ chức, đồng thời đóng góp lý thuyết về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới.
Mối quan hệ giữa chính sách hoàn hàng và sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C: Vai trò trung gian của trải nghiệm mua sắm trực tuyến
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chính sách hoàn hàng và sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C, đồng thời xem xét vai trò trung gian của trải nghiệm mua sắm trực tuyến dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình phương trình cấu trúc từng phần. Nghiên cứu đã đề xuất thang đo chính sách hoàn hàng phù hợp trong TMĐT B2C và sau khi phân tích từ mẫu 420 khách hàng trực tuyến kết quả cho thấy chính sách hoàn hàng có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C, và trải nghiệm mua sắm trực tuyến đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Một số hàm ý quản trị và khuyến nghị được tác giả đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay rất nhiều sinh viên đang sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên Đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên Đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học.
Thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh ở Việt Nam: Vai trò của các giá trị tiêu dùng trong việc hình thành thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam qua lăng kính Lý thuyết Giá trị tiêu dùng (TCV) và Lý thuyết hành vi dự định (TPB). Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên 248 người tiêu dùng tại TP. HCM. Kết quả cho thấy giá trị chức năng - giá cả, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị môi trường tác động tích cực lên thái độ của người tiêu dùng. Thái độ cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các yếu tố này và ý định mua sản phẩm xanh. Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ giữa giá trị chức năng – chất lượng, giá trị điều kiện, giá trị nhận thức với thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã mở rộng tài liệu về ý định tiêu dùng bền vững ở Việt Nam bằng cách xác định các cơ chế làm cơ sở cho các liên kết này. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
This study aims to investigate factors that promote Vietnamese purchase intention for green products through lenses of the Theory of Consumption Value (TCV) and the Theory of Planned Behavior (TPB). An online questionnaire survey was conducted in Ho Chi Minh City, Vietnam. The partial least square structural equation method (PLS-SEM) was adopted to examine our research model with 248 samples. The results revealed that functional value – price, social value, emotional value, environmental value have a significant positive relationship with consumer attitude towards green products. Attitude also acts as a mediator in the relationship between these factors and consumers' intention to purchase green products. The authors find no evidence on the relationship between functional value – quality, conditional value, epistemic value with consumer attitudes. This inquiry extends the literature on consumer behavior in a sustainable consumption context by identifying the mediation mechanisms underlying this link. This paper concludes with implications of the findings for marketers, as well as potential directions for further research.
Download
|