|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(12)
, Tháng 12/2023, Trang 85-100
|
|
Tác động của giá dầu lên lượng khí thải CO2 tại Việt Nam: Liệu có tồn tại hiệu ứng bất đối xứng? |
Impact of Oil Prices on Carbon Emissions in Vietnam: Does an Asymmetric Effect Exist? |
Nguyễn Huy Bá |
DOI:
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét sự hiện diện tác động bất đối xứng của giá dầu lên lượng khí thải CO2 tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng phương pháp Tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL) với dữ liệu theo tần suất năm của giá dầu thô thực, mức tiêu thụ năng lượng, thu nhập bình quân đầu người thực tế và lượng khí thải CO2 trong giai đoạn 1984-2021. Những kết quả quan trọng chính cho thấy: Thứ nhất, giá dầu có ảnh hưởng ngược chiều với lượng khí thải CO2 trong dài hạn, cụ thể là giá dầu tăng góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 và giá dầu giảm lại làm gia tăng lượng khí thải CO2, vốn gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai, giá dầu tăng có mức ảnh hưởng mạnh hơn so với giá dầu giảm lên lượng khí thải CO2, điều này hàm ý tồn tại hiệu ứng bất đối xứng của tác động giá dầu lên lượng khí thải CO2 trong dài hạn. Thứ ba, trong ngắn hạn, tác động bất đối xứng của giá dầu lên lượng khí thải CO2 là ngược chiều so với dài hạn. Những phát hiện này được xem như một nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm thiểu lượng khí thải CO2 nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
Abstract This study investigates the asymmetric effects of oil prices on CO2 emissions in Vietnam by using the Non-linear Autoregressive Distributed Lag (NARDL) approach with annual data on real crude oil prices, energy consumption, real per capita income and CO2 emissions in the period 1984–2021. The important results are in threefold. First, oil prices have a significant negative impact on CO2 emissions in the long term, specifically, an increase in oil prices contributes to reducing CO2 emissions and a decrease in oil prices increases CO2 emissions, which causes environmental pollution. Second, an increase in oil prices has a stronger influence than a decrease in oil prices on CO2 emissions, which implies the existence of an asymmetric effect of the impact of oil prices on CO2 emissions in the long term. Third, in the short term, the asymmetric impact of oil prices on CO2 emissions has the opposite trend compared to the long term. These findings are considered a meaningful reference source for using energy efficiently and minimizing CO2 emissions to improve environmental quality.
Từ khóa
Giá dầu; Lượng khí thải CO2; Tiêu thụ năng lượng; Ô nhiễm môi trường; NARDL; Bất đối xứng. Oil Prices; CO2 Emissions; Energy Consumption; Pollution; Non-linear ARDL; Asymmetric Relationship.
|
Download
|
|
Phân tích tác động của sự kiện chiến tranh Nga -Ukraine đến thị trường chứng khoán ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết sử dụng dữ liệu hàng ngày của các nước ASEAN-6 để phân tích tác động của sự kiện Nga tấn công Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến thị trường chứng khoán của các quốc gia này. Phương pháp phân tích sự kiện với các khung cửa sổ sự kiện [-15,15] được áp dụng với các kiểm định Patell (1976), kiểm định Patell hiệu chỉnh, và kiểm định Boehmer. Kết quả kiểm định chung trên toàn khu vực cho thấy thị trường ASEAN có phản ứng khi sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine. Sự sụt giảm của thị trường ngay trong ngày sự kiện cho thấy thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực với sự kiện và sự phản ứng này còn kéo dài ít nhất đến 15 ngày sau sự kiện. Tuy nhiên, sự tác động của sự kiện này đến từng quốc gia không giống nhau. Malaysia, Singapore và Philippines là có phản ứng rõ rệt nhất với sự kiện này. Kết quả nghiên cứu của bài báo cũng có những hàm ý nhất định đối với nhà đầu tư, khi mà các xung đột quân sự có thể tác động đến thị trường tài chính thì nhà đầu tư cần hiểu rõ tác động của sự kiện này để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hoặc dựa trên những kinh nghiệm này để lập kế hoạch dự phòng rủi ro cho những diễn biến trong tương lai.
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu. <br><br> Abstract
<br>This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Download
Khảo sát hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng thế giới trong giai đoạn trước và sau đại dịch COVID-19: Tiếp cận bằng các kiểm định nghiệm đơn vị phía phải
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng giá vàng giao sau trên thị trường vàng thế giới trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2023 để kiểm định hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng. Bài báo sử dụng phương pháp kiểm định GSADF của Phillips và cộng sự (2015). Kết quả kiểm định chung trên toàn bộ mẫu số liệu cho thấy không có bong bóng trên thị trường vàng trong giai đoạn trước khi COVID-19 bùng phát trên toàn cầu nhưng trong giai đoạn COVID-19 bắt đầu lan rộng thì có hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng. Nếu xét chi tiết theo từng khung cửa sổ cuộn của kiểm định GSADF, có thể thấy rằng có ba khoảng thời gian mà thị trường vàng được ghi nhận xảy ra bong bóng. Một là, giai đoạn từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019 với sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung xảy ra trước đó. Hai là, giai đoạn từ tháng 7 và tháng 8 năm 2020, là giai đoạn mà COVID-19 đang bùng phát mạnh và nhanh chóng lan ra toàn cầu, cùng với tuyên bố cấm nhập khẩu dầu từ Nga của chính quyền Mỹ và Anh. Ba là, thời điểm tháng 3 năm 2022, tương ứng với tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine. Đây đều là những mốc sự kiện chính trị quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường vàng nói riêng. <br><br> Abstract <br>
This article employs future gold prices in the global gold market from January 2017 to December 2023 to examine the existence of bubbles in the gold market. The statistical method used is the GSADF test by Phillips et al. (2015). The overall testing results across the entire dataset indicate no bubbles in the gold market prior to the global outbreak of COVID-19, but there is evidence of a bubble phenomenon during the onset of the COVID-19 pandemic. By using rolling window frames of the GSADF test, three periods are identified where bubble occurrences in the gold market are evident. Firstly, the period from May 2019 to September 2019 coincides with the U.S. – China trade war. Secondly, the period in July and August 2020, during the peak of the COVID-19 pandemic's rapid global spread, along with the announcement of the U.S. and UK governments banning oil imports from Russia. Thirdly, bubbles are found in March 2022, corresponding to the conflict between Russia and Ukraine. These are all significant political events impacting the entire global financial market, particularly the gold market.
Download
Tác động của mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới thị trường chứng khoán Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán Việt Nam trên hai khía cạnh là mức độ thanh khoản và mức độ biến động tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Cụ thể, mức độ quan tâm của nhà đầu tư được định lượng thông qua tần suất tìm kiếm trực tuyến mã cổ phiếu từ công cụ thống kê Google Trends đối với thị trường chứng khoán nói chung và tới mỗi mã cổ phiếu. Đánh giá thực nghiệm đối với mười mã cổ phiếu có giá trị vốn hoá cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 1/2018 tới 2/2023, kết quả cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới mỗi cổ phiếu cá biệt làm gia tăng khả năng thanh khoản và giảm mức độ biến động tỷ suất sinh lời. Ngược lại, mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới chỉ số thị trường chung làm giảm mức độ thanh khoản của mỗi cổ phiếu riêng biệt nhưng làm tăng biến động của tỷ lệ sinh lời cổ phiếu. Điều này phù hợp với tính chất của thị trường chứng khoán Việt Nam với đa số nhà đầu tư cá nhân.
Download
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh: Trường hợp xăng sinh học E5
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ở các quốc gia khác, nhiều mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên tại Việt Nam, nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan vẫn còn rất hạn chế. Dựa trên thuyết hành động hợp lý, thuyết kích thích môi trường và nhận thức về giá, đồng thời căn cứ vào sự tranh luận giữa các kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này kiểm định sự tác động của chủ nghĩa hoài nghi xanh, kiến thức chủ quan về môi trường, sự quan tâm đến môi trường, sự nhận thức về giá và sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường đến sự sẵn lòng tiêu dùng xanh của khách hàng (sản phẩm cụ thể là xăng sinh học E5). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên mẫu khảo sát gồm 539 người tiêu dùng tại TP.HCM để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích SEM. Kết quả cho thấy chủ nghĩa hoài nghi xanh, sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng tiêu dùng xăng E5; còn sự quan tâm đến môi trường có tác động tích cực. Trong đó, chủ nghĩa hoài nghi xanh có ảnh hưởng lớn nhất, và sự quan tâm đến môi trường có ảnh hưởng nhỏ nhất. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh nói chung và sự sẵn lòng tiêu dùng xăng sinh học E5 nói riêng của người tiêu dùng tại TP.HCM. <br><br> Abstract <br>
Based on rational action theory, environmental stimulus and price perception theory, and the debate between previous research results, this study examines the impact of green skepticism, subjective environmental knowledge, environmental concern, price consciousness, and environmental apathy on customers’ willingness to buy green (the product is E5 biofuel). The study used quantitative analysis methods on a survey of 539 consumers in Ho Chi Minh City to evaluate the scale and test the model using the SEM analysis method. The findings confirm that green skepticism and environmental apathy negatively impact the willingness to consume E5 biofuels, and environmental concern has a positive impact. In particular, green skepticism has the most significant influence, and environmental concern has the most negligible influence. The study proposes several measures to promote consumers’ willingness to buy green goods in general and the willingness to use E5 biofuel in Ho Chi Minh City.
Download
|