|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(4)
, Tháng 4/2024, Trang 40-61
|
|
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 |
Tail Risk Spillovers from Crude Oil Prices to ASEAN-6 Stock Markets |
Ngo Thai Hung & Nguyen Khanh An & Le Pham Thi Phuong Tien & Tran Khanh Vy & Nguyen Thi Thanh Truc & Le Nhu Quynh |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.4
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu.
Abstract
This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Từ khóa
Dầu thô, thị trường chứng khoán, rủi ro hệ thống, ASEAN-6.
|
Download
|
|
Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng ROE, của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dựa trên hệ phương trình đồng thời của hai biến số. Số liệu trong phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 – 2022. Kết quả ước lượng hệ phương trình bằng ước lượng 3SLS cùng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng thời gian cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng thời và dương giữa CAR và ROE, sự gia tăng ROE làm gia tăng CAR và ngược lại, sự gia tăng CAR cũng làm gia tăng ROE. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, các ngân hàng có hệ số CAR cao có thể tăng cường khả năng tài chính và sự ổn định, từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng có ROE cao có thể có khả năng tích lũy vốn tốt hơn và duy trì hệ số CAR cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các NHTM tăng dần CAR theo thời gian nhưng ROE lại giảm dần, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát Covid-19 trong những năm 2020 – 2022. <br><br>Abstract <br>
This paper scrutinizes the simultaneous relationship between capital adequacy ratio (CAR) and performance, measured by ROE, of joint stock commercial banks in Vietnam based on the simultaneous equation system of the two variables. The data in the analysis are collected from the financial statements and annual reports of 27 joint stock commercial banks in the period 2016-2022. Estimation results of the system of equations using 3SLS estimation together with fixed effects and time effects confirm a simultaneous and positive relationship between CAR and ROE, that is, an increase in ROE results in an increase in CAR and vice versa, an increase in CAR also causes an increase in ROE. During the Covid-19 outbreak, banks with high CAR ratios can enhance their financial capacity and stability, thereby creating confidence for investors and increasing the profitability. On the contrary, banks with high ROE may have better capital accumulation capabilities and maintain higher CAR ratios. The research results also show that commercial banks increase CAR over time but ROE decreases, especially during the Covid-19 outbreak in 2020 - 2022.
Kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng chính sách vĩ mô thận trọng: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng tại thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 4/2013-6/2023. Chỉ số chính sách vĩ mô thận trọng được đo lường theo sáu thành phần chính, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30 ngày, quy định trần tín dụng, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi kho bạc nhà nước được tính vào nguồn vốn huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trái với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam đang thực hiện thắt chặt chính sách vĩ mô thận trọng. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thắt chặt công cụ chính sách vĩ mô thận trọng có thể giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều tiết tín dụng vào khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ. <br><br>Abstract <br>
This study measures the state of macro-prudential policy in Vietnam and adds empirical evidence to the impact of macro-prudential policy on real credit growth in the Vietnamese market from April 2013 to June 2023. The macro-prudential policy index is measured according to six main components: capital adequacy ratio, 30-day liquidity reserve ratio, credit ceiling regulations, loan-to-deposit ratio, the ratio of state treasury deposits included in the mobilized capital, and the ratio of short-term capital for medium- and long-term loans. The results show that contrary to the trend of loosening monetary policy, Vietnam is tightening its macro-prudential policies. Empirical evidence shows that tightening macroprudential policy tools can help restrict real credit growth and regulate credit in the goods and services production sector.
Download
Tác động của giá dầu lên lượng khí thải CO2 tại Việt Nam: Liệu có tồn tại hiệu ứng bất đối xứng?
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét sự hiện diện tác động bất đối xứng của giá dầu lên lượng khí thải CO2 tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng phương pháp Tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL) với dữ liệu theo tần suất năm của giá dầu thô thực, mức tiêu thụ năng lượng, thu nhập bình quân đầu người thực tế và lượng khí thải CO2 trong giai đoạn 1984-2021. Những kết quả quan trọng chính cho thấy: Thứ nhất, giá dầu có ảnh hưởng ngược chiều với lượng khí thải CO2 trong dài hạn, cụ thể là giá dầu tăng góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 và giá dầu giảm lại làm gia tăng lượng khí thải CO2, vốn gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai, giá dầu tăng có mức ảnh hưởng mạnh hơn so với giá dầu giảm lên lượng khí thải CO2, điều này hàm ý tồn tại hiệu ứng bất đối xứng của tác động giá dầu lên lượng khí thải CO2 trong dài hạn. Thứ ba, trong ngắn hạn, tác động bất đối xứng của giá dầu lên lượng khí thải CO2 là ngược chiều so với dài hạn. Những phát hiện này được xem như một nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm thiểu lượng khí thải CO2 nhằm cải thiện chất lượng môi trường. <br><br> <b>Abstract</b> <br> This study investigates the asymmetric effects of oil prices on CO2 emissions in Vietnam by using the Non-linear Autoregressive Distributed Lag (NARDL) approach with annual data on real crude oil prices, energy consumption, real per capita income and CO2 emissions in the period 1984–2021. The important results are in threefold. First, oil prices have a significant negative impact on CO2 emissions in the long term, specifically, an increase in oil prices contributes to reducing CO2 emissions and a decrease in oil prices increases CO2 emissions, which causes environmental pollution. Second, an increase in oil prices has a stronger influence than a decrease in oil prices on CO2 emissions, which implies the existence of an asymmetric effect of the impact of oil prices on CO2 emissions in the long term. Third, in the short term, the asymmetric impact of oil prices on CO2 emissions has the opposite trend compared to the long term. These findings are considered a meaningful reference source for using energy efficiently and minimizing CO2 emissions to improve environmental quality.
Download
Đầu tư công nghệ và sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu hỏi liệu rằng xu hướng đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển chóng mặt trên toàn cầu có tác động đến sự ổn định của ngành ngân hàng hay không vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và sự ổn định của ngân hàng trên bảng dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020. Bằng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu đề xuất rằng chi tiêu cho CNTT có thể cải thiện sự ổn định của ngân hàng nói chung. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy đầu tư CNTT giúp các ngân hàng lớn ổn định hơn nhưng lại khiến các ngân hàng nhỏ gặp nhiều rủi ro hơn. <br><br>Abstract <br>
Banking stability is a critical issue that has received a host of interest from researchers, regulators, and policymakers over the years. However, the impact of the information technology (IT) trend, which is recently fast improving on a global scale, on banks’ stability has not yet been adequately investigated. This study examines the nexus of IT investment on bank stability based on balanced panel data from Vietnam, a bank-based emerging economy, between 2010 and 2020. Using the SGMM method, this paper suggests that IT expenditure can improve banks’ stability in general. Moreover, the results also show that technology investment increases the stability of large banks, however, it also pushes small banks to more instability.
Download
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến độ biến thiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo phân tích ảnh hưởng của COVID-19 đến độ biến thiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu ngày của chỉ số VN-Index từ 01/01/2016 đến 31/12/2021 và mô hình GARCH, kết quả nghiên cứu chỉ ra đại dịch COVID-19 làm gia tăng độ biến thiên trên thị thường chứng khoán Việt Nam, ngoại trừ làn sóng dịch thứ 3. Ngoài ra, bài báo còn chỉ ra độ biến thiên trên thị trường lớn nhất ở làn sóng dịch thứ nhất. Như vậy, các nhà đầu tư cần có các chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp nhằm quản trị rủi ro khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh đại dịch. Các cơ quan quản lý thị trường cũng cần có những biện pháp phù hợp nhằm quản trị rủi ro do sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. <br \> <br \> <strong>Abstract</strong></p>
<p>The paper aims to analyze the impact of the COVID-19 pandemic on Vietnam’s stock market volatility. Using VN-Index data on a daily basis from Jan 01, 2016 to Dec 31, 2021, and employing the GARCH model, the results indicate a significant increase in stock market volatility during the COVID-19 period, except for the third wave of the pandemic in Vietnam. Moreover, the paper also shows that volatility is most significant in the first wave of the pandemic. Therefore, investors should have suitable diversification strategies to manage portfolio risks when investing in the stock market. Moreover, market regulators need to take appropriate policies to manage market risks as the COVID-19 pandemic remains complicated.</p>
Download
|