|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 247
, Tháng 5/2011, Trang 02-07
|
|
Cổ phần hoá - giải pháp phát triển thành phần kinh tế tư nhân một nghiên cứu trên địa bàn TP. Hcm |
|
Võ Thị Quý |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường sự tác động của cổ phần hoá lên sự tăng trưởng của các công ty nhà nước (CTNN) cổ phần hoá, một bộ phận của thành phần kinh tế tư nhân. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước và sau cổ phần hoá của 63 công ty nhà nước, trong đó 50% đã cổ phần hoá năm 2004 trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng đáng kể về lợi nhuận, doanh thu bán hàng, lao động, thu nhập của người lao động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được khảo sát. Áp dụng phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt (DID) để so sánh kết quả hoạt động của CTNN và CTNN cổ phần hoá cùng thời kỳ, và kết quả cho thấy CTNN cổ phần hoá phát triển tốt hơn. Hay nói cách khác, cổ phần hoá đã tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hồi quy cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, sở hữu nhà nước và loại hình doanh nghiệp là các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương cổ phần hoá các CTNN của chính phủ VN, đồng thời cung cấp thêm một bằng chứng về sự tác động của cơ cấu sở hữu lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu là một tham khảo tốt cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đổi mới CTNN.
Từ khóa
Kinh tế. Phát triển
|
Download
|
|
Nhìn lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại doanh nghiệp khác
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác (doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) qua một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. Mục tiêu nghiên cứu là xác định vai trò, vị trí của các khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước dựa trên các tiêu chí đóng góp GDP và hiệu quả hoạt động. Kết quả phân tích sẽ đưa ra những điểm mạnh và các hạn chế của từng khu vực doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số gợi ý mang tính giải pháp nhằm tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê VN 2000-2012 và kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp từ năm 2006-2009 của Tổng cục Thống kê. Phương pháp phân tích là mô tả thống kê và so sánh các chỉ số hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính.
Download
Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là xem xét tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các DNNVV được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (GLS) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chuyển đổi số giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của DNNVV Việt Nam một cách rõ rệt. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng không chỉ có yếu tố vi mô làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như biến thời gian hoạt động, tỷ trọng tài sản cố định, mà còn có yếu tố vĩ mô như biến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng góp phần làm tăng hiệu quả của DNNVV. Tuy nhiên, biến quy mô doanh nghiệp, khả năng huy động tài chính và tỉ lệ thành viên hội đồng quản trị có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam. Từ những phát hiện trên, các hàm ý quản trị được thảo luận giúp cho DNNVV ở Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế số. <br><br>Abstract <br>
The study aims to examine the effect of digital transformation on the operational efficiency of SMEs in Vietnam. Data were collected from SMEs listed on the stock exchange in Vietnam during the period 2018–2022. The Generalized Least Squares (GLS) estimation method was employed to test the relationships among factors in the theoretical model. The research findings indicate that digital transformation significantly enhances the operational efficiency of SMEs in Vietnam. Furthermore, the study reveals that not only micro-level factors, such as firm age and fixed asset ratio, contribute to the efficiency of enterprises, but also macro-level factors, such as the economic growth rate of the province, play a role in enhancing the efficiency of SMEs. However, variables negatively affecting the operational efficiency of SMEs in Vietnam include firm size, financial accessibility, and the proportion of board members. Based on these findings, implications are discussed to assist SMEs in Vietnam in enhancing their efficiency in the digital economy.
Download
|