|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(5)
, Tháng 5/2025, Trang *-*
|
|
Tổng quan khoảng cách văn hóa trong du lịch: tiếp cận theo phương pháp trắc lượng thư mục |
LITERATURE REVIEW OF CULTURAL DISTANCE IN TOURISM: A BIBLIOMETRIC APPROACH |
Nguyễn Thiên Trang & Le Nguyen Thi Cam & Lê Văn Hòa |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.5.06
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, ngành du lịch không chỉ giữ vai trò là một lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng yếu, mà còn trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với sự mở rộng quy mô và phạm vi giao lưu quốc tế, các vấn đề liên quan đến khác biệt văn hóa ngày càng thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu, trong đó khoảng cách văn hóa nổi lên như một chủ đề then chốt trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục thông qua việc khai thác dữ liệu từ cơ sở Web of Science và phân tích bằng công cụ VOSviewer để hệ thống hóa và phân tích các công trình khoa học về khoảng cách văn hóa trong du lịch, qua đó xác định xu hướng phát triển của lĩnh vực, cấu trúc học thuật, các mạng lưới học giả và khoảng trống tri thức còn tồn tại. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định được các chủ đề trọng tâm đang định hình dòng chảy học thuật về khoảng cách văn hóa trong du lịch, từ đó đề xuất những định hướng nghiên cứu tương lai nhằm nâng cao hiểu biết lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong bối cảnh đa văn hóa.
Abstract
In the context of increasingly deep globalization, the tourism industry not only plays a crucial role as a socio-economic sector but also serves as a driving force for sustainable development in many countries and territories. Along with the expansion of the scale and scope of international exchanges, issues related to cultural differences have increasingly attracted the deep attention of researchers, in which cultural distance has emerged as a key topic in the tourism field. This study employs bibliometric methods, utilizing data mining from the Web of Science database and analysis with the VOSviewer tool, to systematize and analyze scientific works on cultural distance in tourism. This approach enables the determination of development trends in the field, academic structures, scholarly networks, and existing knowledge gaps. In addition, the study identified key themes shaping the scholarly literature on cultural distance in tourism, thereby suggesting future research directions to enhance theoretical understanding and practical application in multicultural contexts.
Từ khóa
khoảng cách văn hóa, du lịch, khách du lịch, trắc lượng thư mục cultural distance, tourism, tourists, bibliometrics
|
|
|
Phân tích các nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng: Nghiên cứu đa văn hoá
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết MOA (Động lực-Cơ hội-Khả năng). Sau khi phân tích dữ liệu từ 440 du khách tham quan Đà Nẵng bằng PLS-SEM, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, động lực và khả năng đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định phân loại rác thải của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò trung gian quan trọng của thái độ và chỉ ra rằng mức độ tác động của kiểm soát hành vi nhận thức lên thái độ mạnh hơn ở nhóm du khách Châu Âu so với nhóm du khách Việt Nam. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm cải thiện các yếu tố xã hội và cá nhân để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải của du khách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the factors affecting tourists' intention to waste sorting at Da Nang destination, using the theory of planned behavior (TPB) combined with the MOA model (Motivation-Opportunity-Ability). After analyzing data from 440 tourists visiting Da Nang using PLS-SEM, the results showed that attitude, subjective norms, perceived behavioral control, motivation and ability all have direct and positive impacts on tourists' intention to waste sorting. In addition, the study also confirmed the important mediating role of attitude and also showed that the impact of perceived behavioral control on attitudes was stronger among European tourists than among Vietnamese tourists. From this result, the study proposed recommendations for tourism management agencies and tourism businesses to improve social and personal factors to promote tourists' waste sorting behavior.
Download
Trải nghiệm du lịch y tế và hành vi truyền miệng của du khách: Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh thông qua mô hình SOR
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh du lịch y tế phát triển mạnh tại các quốc gia đang nổi, nghiên cứu này nhằm kiểm định mô hình lý thuyết về tác động của trải nghiệm du lịch y tế đến các phản ứng cảm xúc và hành vi của du khách, bao gồm hạnh phúc, gắn kết điểm đến và hành vi truyền miệng. Dựa trên khung lý thuyết SOR (Kích thích – Chủ thể – Phản hồi), dữ liệu được thu thập từ 454 du khách nội địa và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh thông qua bảng hỏi cấu trúc sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Phân tích được thực hiện bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bán phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS 3. Kết quả chỉ ra rằng trải nghiệm du lịch y tế có tác động tích cực đến cảm xúc (hạnh phúc), nhận thức (giá trị cảm nhận), từ đó thúc đẩy các hành vi truyền miệng sau đó. Nghiên cứu góp phần mở rộng lý thuyết hành vi du khách trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp, đồng thời cung cấp hàm ý thiết thực cho các nhà quản lý bệnh viện quốc tế, doanh nghiệp lữ hành và trung tâm nghỉ dưỡng y tế trong việc tối ưu hóa chiến lược dịch vụ và truyền thông. <br><br>Abstract<br>
Amid the growing prominence of medical tourism in emerging economies, this study investigates the effects of medical tourism experiences on tourists’ affective and behavioral responses, including happiness, perceived value, destination attachment, and word-of-mouth intentions. Drawing on the Stimulus–Organism–Response (SOR) framework, the study collected data from 454 domestic and international tourists in Ho Chi Minh City using structured questionnaires with five-point Likert scales. Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) was employed via SmartPLS 3 to test the hypothesized relationships. Findings reveal that positive medical tourism experiences significantly enhance tourists’ happiness and perceived value, which in turn promote destination attachment and word-of-mouth communication. The study contributes to tourism behavior theory by clarifying the emotional and cognitive pathways linking service experiences to post-consumption behaviors in the medical tourism context. Managerially, the results offer actionable implications for hospitals, tour operators, and wellness providers seeking to design emotionally engaging services that foster loyalty and organic promotion.
Liên kết truyền miệng trực tuyến về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá mối liên hệ giữa truyền miệng trực tuyến (eWOM) về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim (ĐĐXHTP) trên nền tảng mô hình Kích thích-Chủ thể-Phản ứng (S-O-R). Nghiên cứu này được thực hiện trên 499 đáp viên là người Việt Nam có xem phim và bình luận trực tuyến về phim. Kết quả nghiên cứu cho thấy eWOM về phim có thể làm gia tăng ý định lựa chọn các điểm đến xuất hiện trong phim thông qua ba con đường: (i) gia tăng sự quen thuộc điểm đến, (ii) củng cố hình ảnh thương hiệu điểm đến, và (iii) gia tăng sự cộng hưởng giữa sự quen thuộc điểm đến hình ảnh thương hiệu điểm đến. Nghiên cứu mang lại những đóng góp mới về mặt lý thuyết liên quan đến vai trò của eWOM về phim đối với ý định hành vi của du khách đối với điểm đến xuất hiện trong phim. Đồng thời, gợi ý những hàm ý quản trị cho các cơ quan quản lý điểm đến (Destination Management Organization ¬– DMO) và các doanh nghiệp du lịch (DNDL) trong xu thế du lịch theo bối cảnh phim ngày càng phát triển. <br><br>Abstract <br>
This study aims to explore the relationship between online word-of-mouth (eWOM) about movies, destination familiarity, and destination brand image with the intention of choosing film-featured destinations based on the Stimulus-Organism-Response (S-O-R) model. The research was conducted on 499 Vietnamese respondents who watched movies and read online reviews about them. The findings show that eWOM about movies can increase the intention to choose film-featured destinations through three pathways: (i) increasing destination familiarity, (ii) reinforcing destination brand image, and (iii) enhancing the resonance between destination familiarity and destination brand image. This study contributes new theoretical insights into the role of eWOM about movies in shaping tourists' behavioral intentions toward film-featured destinations. It also provides managerial implications for destination management organizations and tourism businesses in the growing trend of film-induced tourism.
Download
Thang đo trách nhiệm xã hội của khách sạn theo cách tiếp cận khách hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự hiểu biết về nhận thức của khách hàng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) giúp các khách sạn thiết kế các chương trình CSR phù hợp và hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu đã phát triển thang đo CSR trong lĩnh vực khách sạn theo cách tiếp cận nhận thức của khách hàng. Nghiên cứu cũng thiết lập khả năng dự đoán của thang đo bằng cách kiểm tra mối quan hệ của thang đo với kết quả mong đợi, như lòng trung thành của khách du lịch. Với kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, nghiên cứu khảo sát 948 khách du lịch đã từng lưu trú tại khách sạn 4-5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thủ đô Hà Nội. Kết quả khẳng định thang đo CSR Khách sạn gồm 19 chỉ báo với 4 thành phần, gồm CSR xã hội, CSR kinh tế, CSR đối với các bên liên quan và CSR môi trường. Thang đo CSR khách sạn là nguồn tham chiếu quan trọng để các khách sạn thiết kế và thực hành CSR trong hoạt động kinh doanh hướng đến phát triển bền vững. <br>Abstract<br><br>
Understanding customer perception of corporate social responsibility (CSR) helps hotels design effective and appropriate CSR programs. With an exploratory sequential mixed-method, the study has developed the CSR scale in the hotel context according to the customer perception approach. It also establishes the predictive power of the CSR scale by examining its relationship with an expected outcome, i.e. tourist loyalty. A convenience sampling technique was used, a survey of 948 tourists who had stayed at 4–5 star hotels in Ho Chi Minh city, Khanh Hoa Province, Da Nang City, Quang Nam Province, and Hanoi capital. The study results confirmed that the Hotel CSR scale consists of 19 items with 4 dimensions, including (i) social CSR, (ii) economic CSR, (iii) stakeholder CSR, and (iv) environmental CSR. This Hotel CSR scale will be an important reference source for hotels to design and practice CSR in sustainable business operations.
Download
Các đặc điểm thông điệp và hiệu quả truyền thông mạng xã hội của các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm của thông điệp đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của khách sạn. Hiệu quả truyền thông mạng xã hội được đo lường bằng mức độ tương tác với khách hàng, cụ thể là số lượng thích (like), thảo luận (comment) và chia sẻ (share) của thông điệp được đăng tải trên trang Facebook của khách sạn. Các đặc điểm được phân tích bao gồm định dạng, nội dung, và thời gian đăng tải của thông điệp. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng được xem xét. Kết quả hồi quy cho dữ liệu của 1351 thông điệp thu thập từ các trang Facebook của 12 khách sạn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng cho thấy định dạng hình ảnh hoặc video và các nội dung liên quan đến khuyến mãi hoặc chất lượng thương hiệu của khách sạn thu hút được nhiều tương tác hơn. Thời gian đăng tải và đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của thông điệp. <br><br>Abstract <br>
This paper investigates the impacts of various social media post characteristics on hotel social media marketing effectiveness. Social media marketing effectiveness is measured by the level of user engagement, namely the number of like, comment, and share of posts on a hotel’s Facebook page. Post characteristics being analyzed are post format, type of content, and posting time. The impact of the COVID-19 pandemic is also examined. Regression results using data of 1351 posts collected from the Facebook pages of twelve 5-star hotels in Da Nang city show that image or video format and contents related to discounts/promotions or hotel brand quality attract more engagement. Posting time and the COVID-19 pandemic do not significantly impact a post’s social media marketing effectiveness.
Download
|