|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(1)
, Tháng 1/2022, Trang 65-81
|
|
Ảnh hưởng của yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam |
|
Nguyễn Khắc Hiếu & Trần Thị Thu Hà |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp moment tổng quát (GMM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Cụ thể, yếu tố sông ngòi và nhiệt độ trung bình có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Ngược lại, sự biến động của nhiệt độ, sự biến động của lượng mưa, giá trị trung bình của lượng mưa, khoảng cách đến cảng biển gần nhất có tác động tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý từ đó có thể tận dụng được các yếu tố địa lợi vào phát triển kinh tế vùng một cách hiệu quả.
Từ khóa
Yếu tố địa lý; khí hậu; thu nhập; tăng trưởng kinh tế.
|
Download
|
|
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và nó vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975-2022. Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975 đến 2022 thì thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất? Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân.
Tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam: Đối xứng hay bất đối xứng?
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Chất lượng môi trường sống thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định khả năng tồn tại tác động bất đối xứng của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 19712017. Ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (Non-linear Autoregressive Distributed Lag NARDL) do Shin và cộng sự (2014) đề xuất, nghiên cứu tìm được bằng chứng thống kê để kết luận tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam là tác động đối xứng trong ngắn hạn, nhưng bất đối xứng trong dài hạn. Phát hiện mới này đóng góp nhất định về mặt học thuật, nhưng quan trọng hơn, là giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm bằng chứng thực nghiệm để hoạch định chính sách.
Download
Biến đổi thủy văn và hiệu quả tài chính công ty nông nghiệp và thực phẩm: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của biến đổi thủy văn đến hiệu quả tài chính các công ty nông nghiệp và thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2003-2022. Kết quả ước lượng mô hình với phương pháp SGMM cho thấy, khi lượng mưa trung bình tăng lên, mực nước biển dâng hay khi mực nước sông Mê Kông giảm, sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của các công ty. Các công ty có trụ sở tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu tác động tiêu cực nhiều hơn khi lượng mưa trung bình tăng thêm. Mực nước nước sông Mê Kông mùa khô tại tại trạm quan trắc Châu Đốc cao hơn so với trung bình mùa khô giai đoạn 1979-1998 tạo ra hiệu ứng lợi ích, giúp các công ty vùng ĐBSCL hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do mực nước sông Mê Kông giảm; trái lại, hiệu ứng lợi ích đảo ngược vào mùa mưa. <br><br>Abstract <br>
This study provides empirical evidence of the impact of hydrological change on the financial performance of agricultural and food companies listed on the Vietnam stock market during the period 2003‒2022. Empirical evidence shows that increasing average rainfall, rising sea levels, and decreasing Mekong water levels cause negative impacts on firms’ financial performance. The results also reveal that companies based in the Mekong Delta are more negatively affected by increases in the average rainfall. The water level of the Mekong River during the dry season at Chau Doc station is higher than the average dry season in the period 1979‒1998, creating a beneficial effect to help firms in this region reduce the negative impacts of the low water level. In contrast, the beneficial effect reverses during the flood season.
Download
Đánh giá tác động của ngập lụt đến sự thay đổi hành vi lựa chọn nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tác động của ngập lụt lên các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau, do đó, việc đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đối với các nhóm đối tượng khác nhau là rất cần thiết. Mục tiêu đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đến các nhóm đối tượng khác nhau như nghèo hơn/giàu hơn, đã từng sống/chưa từng sống trong khu vực ngập lụt; cùng với sự khác nhau trong hành vi lựa chọn nhà ở mới của những nhóm đối tượng này. Sử dụng tập dữ liệu khảo sát các người mua nhà đơn lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ quý 3/2017 đến hết quý 2/2018, nghiên cứu này phát hiện rằng, về tổng thể thì ngập lụt có tác động tiêu cực đáng kể đến giá nhà.Đặc biệt, mức giảm giá này không khác biệt đáng kể giữa các nhóm người mua nên chúng trở nên hấp dẫn hơn với những người mua nhà có tài chính hạn chế vì những ngôi nhà họ mua thường có khung giá thấp hơn nên tỷ trọng giảm giá cao hơn. Điều này đã thu hút họ vào những khu vực rủi ro ngập cao hơn. Nhưng, với những người mua đã sống trong khu vực ngập lụt trước đó thì dù là bị hạn chế tài chính, họ vẫn có xu hướng mua nhà mới trong vùng không ngập. Điều này ám chỉ về một thực trạng về việc người dân đang đánh giá thấp ảnh hưởng của ngập lụt do thiếu thông tin. <br><br> Abstract <br>
The impact of flooding varies among different demographic groups, hence, measuring the effects of flooding on these groups is crucial. The objective is to assess the impact of flooding on various demographic groups, such as poorer/wealthier individuals, those who have/have not lived in flood-prone areas, and differences in their choices of new housing. Utilizing survey data from individual home buyers in Ho Chi Minh City from the third quarter of 2017 to the end of the second quarter of 2018, this study found that overall, flooding significantly negatively affects housing prices. Particularly, the price reduction does not differ significantly among buyer groups, thus attracting those with limited financial resources, as the houses they purchase tend to have lower prices, resulting in a higher proportion of price reduction. This attracts them to higher flood-risk areas. However, for buyers who have previously lived in flood-prone areas, despite financial constraints, they tend to purchase new homes in non-flooded areas. This suggests a trend where residents undervalue the impact of flooding due to a lack of information.
Download
Chiến lược quản lý đánh bắt thủy sản tối ưu tại Việt Nam trong điều kiện nóng lên toàn cầu
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này so sánh ba kịch bản về chiến lược quản lý khai thác thủy sản tại việt nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Chiến lược 1: tiếp tục nỗ lực đánh bắt thủy sản như hiện tại. Chiến lược 2: tạm dừng đánh bắt. Chiến lược 3: sản lượng đánh bắt tối ưu hiệu quả kinh tế (MEY). Mô hình kinh tế sinh học được sử dụng với giả định sản lượng thủy sản phụ thuộc nhiệt độ bề mặt nước biển tăng mỗi năm 0,010C tính từ năm cơ sở 2013 có nhiệt độ 26,350C. Số liệu giai đoạn 2013-2020 thu thập từ Tổng cục Thống kê và World Bank Data. Kết quả cho thấy Chiến lược 1 sẽ làm sụp đổ ngành đánh bắt thủy sản. Chiến lược 2 duy trì trữ lượng nhưng không có lợi nhuận. Chiến lược 3 là khả thi nhưng chỉ duy trì được trữ lượng bền vững và lợi nhuận ở mức thấp. Để cải thiện chiến lược 3, cần kết hợp chiến lược MEY với hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tại có thể xem xét chiến lược thay thế là “đóng cửa” biển một phần để bảo tồn, đồng thời khai thác phần còn lại theo chiến lược MEY kết hợp với hệ thống hạn ngạch đánh bắt có thể chuyển nhượng, và tổ chức quản lý thích ứng với BĐKH. <br><br>Abstract <br>
This paper investigates the optimal fishery management in Vietnam under climate change by comparing three scenarios. Scenario 1 maintains the current harvesting effort. Scenario 2 closes the sea for fishery biomass conservation. Scenario 3 pursues the maximum economic yield (MEY). The bioeconomic model is utilized, with the fishery yield function depending on the sea surface temperature affected by global warming rising at an annual rate of 0.010C, starting from 26.350C in the base year 2013. The secondary data for the period 2013–2020 was collected from the General Statistics Office and the World Bank Database for the model regression. The results show that if Vietnam continues the current harvesting effort (Scenario 1), the fishing intensity combined with global warming may lead to the collapse of the fishery in the long run. In contrast, if Vietnam bans fishing (Scenario 2), the stock may recover, but the industry makes no profit. The most feasible strategy is MEY (Scenario 3), where both the stock and profit are positive even under the impact of global warming. However, the unexpected consequence of MEY is the reduction of fish production and profit; thus, the implementation of such a policy requires integrating climate change mitigation policies. At present, an intermediate strategy such as establishing various conservation zones for fish recovery, jointly with ongoing harvesting in the other areas under the transferable quota system and climate change adaptation institution, can be a feasible solution to rebuild the fishery ecosystem and maintain economic value.
Download
|