|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(7)
, Tháng 7/2024, Trang *-*
|
|
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM |
|
Bùi Hoàng Ngọc |
DOI:
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và nó vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975-2022. Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975 đến 2022 thì thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất? Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân.
Từ khóa
Tỉ lệ tử vong; Tuổi thọ; Thu nhập bình quân
|
|
|
Tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam: Đối xứng hay bất đối xứng?
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Chất lượng môi trường sống thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và người dân. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định khả năng tồn tại tác động bất đối xứng của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 19712017. Ứng dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (Non-linear Autoregressive Distributed Lag NARDL) do Shin và cộng sự (2014) đề xuất, nghiên cứu tìm được bằng chứng thống kê để kết luận tác động của tiêu thụ điện đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam là tác động đối xứng trong ngắn hạn, nhưng bất đối xứng trong dài hạn. Phát hiện mới này đóng góp nhất định về mặt học thuật, nhưng quan trọng hơn, là giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm bằng chứng thực nghiệm để hoạch định chính sách.
Download
Ảnh hưởng của yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố địa lý đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp moment tổng quát (GMM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Cụ thể, yếu tố sông ngòi và nhiệt độ trung bình có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Ngược lại, sự biến động của nhiệt độ, sự biến động của lượng mưa, giá trị trung bình của lượng mưa, khoảng cách đến cảng biển gần nhất có tác động tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý từ đó có thể tận dụng được các yếu tố địa lợi vào phát triển kinh tế vùng một cách hiệu quả.
Download
Hội tụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá các yếu tố chi phối sự hội tụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế (tức là hội tụ tương đối) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu kết hợp lý thuyết tăng trưởng nội sinh, được phân tích bởi Aghion và Howitt (2008), với bằng chứng thực nghiệm dựa vào bộ số liệu của 63 địa phương giai đoạn 2010-2019. Kết quả ghi nhận rằng chỉ với các địa phương có chất lượng cao về nguồn nhân lực (cao hơn mức ngưỡng đề xuất bởi bằng chứng thực nghiệm), tốc độ tăng trưởng thu nhập gia tăng khi khoảng cách thu nhập càng xa, tức là hội tụ về tốc độ tăng trưởng. Với các địa phương còn lại đang tồn tại sự phân cực về tốc độ tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng thu nhập suy giảm khi khoảng cách thu nhập càng xa). Trong các thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhờ tận dụng lợi thế của địa phương đi sau, dựa vào sự kết hợp của khoảng cách công nghệ ban đầu xa và cải thiện liên tục về chất lượng thể chế. Các kết quả nghiên cứu gợi ý rằng chất lượng nguồn nhân lực cần được chú trọng trong các thiết kế chính sách ở cấp địa phương trong thời gian tới.
Download
Hình thái Tăng trưởng của các Địa phương Vùng Đông Nam Bộ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định lượng với một bộ dữ liệu chéo về các địa phương trong giai đoạn 2010-2021 để tập trung vào 6 địa phương trong vùng Đông nam bộ. Kết quả ghi nhận rằng hình thái tăng trưởng thu nhập của các địa phương trong vùng Đông nam bộ vẫn tuân theo hình thái chung của các địa phương trong cả nước. Trong đó, chất lượng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mức xuất phát điểm về thu nhập là ba yếu tố mang tính quyết định đối với tăng trưởng thu nhập. Riêng các địa phương trong vùng Đông nam bộ đang hiện lên như các địa phương dẫn đầu xu hướng hội tụ về tăng trưởng thu nhập của các địa phương trong cả nước. Vì vậy, đối với vùng này, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng để giúp mở rộng biên giới về thu nhập của cả nước có ý nghĩa quan trọng hơn hẳn so với tăng cường giá trị tuyệt đối về tăng trưởng thu nhập trong thời gian tới. <br><br>Abstract <br>
The paper employs a quantitative analysis method with a panel dataset covering 63 provinces over the 2010-2021 period to focus on 6 provinces in South East region of Vietnam. The economic growth pattern of South East region still follows the common pattern of the whole economy, as a higher initial income combined with a lower income growth rate. In comparison with other provinces, the South East provinces is more affected by the labor force and institutional quality. The South East provinces are also leading the income growth convergence across provinces in the whole economy. In particular, Ho Chi Minh City is the leading province, expanding the income frontier for the other provinces. However, its income growth rate tends to decrease over time due to the reduction of the labor force, effective FDI capital, and institution quality.
Download
Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển: Khảo lược và hướng nghiên cứu mới
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ngân hàng trung ương (NHTW) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ (CSTT) hiệu quả. Một lĩnh vực mới nổi đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây là Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). CBDC là một phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt được phát hành và quản lý bởi các NHTW, cung cấp tính bảo mật và ổn định cao hơn so với các tài sản tiền điện tử tư nhân. Việc áp dụng CBDC có thể mang lại những lợi ích cũng như rủi ro gì cho nền kinh tế là vấn đề được quan tâm trong thời gian qua. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. <br><br>Abstract<br>
The central bank plays an important role in promoting macroeconomic stability and economic growth through effective monetary policies. A newly emerging field that has attracted attention in recent years is the Central Bank Digital Currency (CBDC). CBDC is a digital version of cash issued and managed by central banks, providing higher security and stability than private digital assets. The application of CBDC may bring both benefits and risks to the economy, which has been a concern in recent times. This research will focus on analyzing the impacts of CBDC on the economies of developing countries, particularly in the implementation of monetary policies, financial system stability, and technical aspects when applied. The author also aim to identify potential future research directions in the context of developing countries, including Vietnam.
Download
|