|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(2)
, Tháng 2/2025, Trang *-*
|
|
Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế và trình độ dân trí đến độ che phủ rừng ở Việt Nam |
Spillover effects of economic growth and human capital on forest coverage rate in Vietnam |
Nguyen Huynh Mai Tram & Nguyen Minh Ha & Bui Hoang Ngoc & Nguyen Van Hieu |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.2.06
Tóm tắt
Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, những nỗ lực bảo vệ môi trường của một cá nhân, một tổ chức hay một địa phương sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Bối cảnh đó thúc đẩy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý trong việc phối hợp hành động vì các lợi ích chung. Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định tác động trực tiếp và gián tiếp của tăng trưởng kinh tế, và trình độ dân trí đến bền vững môi trường (đo lường bằng độ che phủ của diện tích rừng) ở 60 tỉnh của Việt Nam từ 2013 đến 2022. Đồng thời bài viết cũng xem xét đến vai trò điều tiết của chuyển đổi số lên mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ che phủ rừng. Không dừng lại ở việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm mà nghiên cứu này còn khuyến nghị những chính sách cần thiết giúp cơ quan quản lý về môi trường trong việc tăng cường sự phối hợp hành động giữa các tỉnh để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam.
Abstract
In an increasingly interconnected world, addressing environmental challenges requires more than just individual, organizational, or local initiatives; it demands a collective approach. This highlights the critical need for collaboration between researchers and managers to harmonize their efforts towards common goals. This study aims to assess the direct and indirect impacts of economic growth and educational attainment on sustainable environmental practices, particularly focusing on forest area coverage across 60 provinces in Vietnam from 2013 to 2022. Furthermore, it examines the moderator role of digital transformation in the relationship between economic growth and forest coverage rate. In addition to providing empirical insights, this research offers strategic policy recommendations designed to empower environmental management agencies, fostering enhanced collaboration among provinces to protect Vietnam's natural forests
Từ khóa
Độ che phủ rừng; Tăng trưởng kinh tế; Vốn con người; Chuyển đổi số, Việt Nam. Forest coverage rate; Economic growth; Human capital; Digital transformation; Vietnam.
|
|
|
Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, tỉ lệ đô thị hóa và dấu chân sinh thái: Thực nghiệm ở các nước ASEAN
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và tỉ lệ đô thị hóa đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1981-2016. Nghiên cứu ứng dụng ba mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng gồm: Mean Group (MG), Pooled Mean Group (PMG) và Dynamic Fixed Effects (DFE). Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình PMG là phù hợp nhất. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tiêu thụ điện không tác động đến dấu chân sinh thái trong ngắn hạn, nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn. Hàm ý quan trọng được rút ra từ kết quả của nghiên cứu là các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá toàn diện các tác động của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với môi trường tự nhiên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Download
Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại Thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nhu cầu phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự quan tâm về hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behaviour – ERB) của du khách cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội của điểm đến (Destination Social Responsibility – DSR). Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng nhận thức của du khách về trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách thông qua hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng du khách với điểm đến. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 393 du khách du lịch tại TP. Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp từ nhận thức trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến, đồng thời, hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách bị tác động bởi sự nhận dạng với điểm đến và hình ảnh nhận thức. Ngoài ra, kiểm định mối quan hệ trung gian chỉ ra rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của điểm đến và hành vi trách nhiệm với môi trường bị ảnh hưởng gián tiếp từ hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến.
Download
Định giá kinh tế chương trình chống xói mòn bờ biển: nghiên cứu trường hợp Hội An
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng khảo sát lựa chọn rời rạc (DCE) và mô hình logit hỗn hợp để định giá chương trình chống xói mòn bờ biển ở Hội An - thành phố di sản đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xói mòn. Chúng tôi thiết kế và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu mới cho đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở địa phương và nhận thức của họ đối với rủi ro về xói mòn bờ biển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân tại Hội An ủng hộ việc xây dựng các cấu trúc bảo vệ dọc bờ biển, mong muốn được đến một bãi biển rộng, nhiều tiện ích và mở miễn phí cho mọi người. Từ kết quả về mức độ ưa thích và sẵn sàng chi trả (WTP) của người dân đối với chương trình chống xói mòn, bài báo đưa ra đề xuất về xây dựng chính sách chống xói mòn hiệu quả và bền vững với nguồn đóng góp từ người dân địa phương. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên về định lượng chính sách kinh tế chống xói mòn bờ biển ở Việt Nam sử dụng tính toán WTP bằng phương pháp DCE.
Download
Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký MRV quốc gia và số hóa tín chỉ carbon.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Download
|