|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(12)
, Tháng 12/2021, Trang 05-30
|
|
Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại Thành phố Đà Nẵng |
|
Nguyen Thi Kim Hue & Nguyen Thi Loc & Nguyen Thi Hong & dang Thi Kim Thoa |
DOI:
Tóm tắt
Nhu cầu phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự quan tâm về hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behaviour – ERB) của du khách cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội của điểm đến (Destination Social Responsibility – DSR). Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng nhận thức của du khách về trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách thông qua hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng du khách với điểm đến. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 393 du khách du lịch tại TP. Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp từ nhận thức trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến, đồng thời, hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách bị tác động bởi sự nhận dạng với điểm đến và hình ảnh nhận thức. Ngoài ra, kiểm định mối quan hệ trung gian chỉ ra rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của điểm đến và hành vi trách nhiệm với môi trường bị ảnh hưởng gián tiếp từ hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến.
Từ khóa
trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm xã hội, sự nhận dạng, hình ảnh điểm đến
|
Download
|
|
Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường – Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi liệu các nước ASEAN theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế có gây ra suy thoái môi trường hay ngược lại, cải thiện môi trường theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 10 nước ASEAN trong giai đoạn 1990–2017 để phân tích định lượng mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác như: FDI, năng lượng, dân số, và đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy ở toàn khối ASEAN-10, tăng trường kinh tế gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu ở từng nước cho thấy các nước như: Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar, và Cambodia đang ở nửa trái đường cong EKC, nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến suy thoái môi trường; các nước ASEAN còn lại đã ở nửa phải đường cong, nghĩa là tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện môi trường.
Download
Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, tỉ lệ đô thị hóa và dấu chân sinh thái: Thực nghiệm ở các nước ASEAN
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và tỉ lệ đô thị hóa đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1981-2016. Nghiên cứu ứng dụng ba mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng gồm: Mean Group (MG), Pooled Mean Group (PMG) và Dynamic Fixed Effects (DFE). Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình PMG là phù hợp nhất. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tiêu thụ điện không tác động đến dấu chân sinh thái trong ngắn hạn, nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn. Hàm ý quan trọng được rút ra từ kết quả của nghiên cứu là các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá toàn diện các tác động của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với môi trường tự nhiên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Download
Tác động của FDI lên môi trường trong điều kiện tồn tại Đường cong Môi trường Kuznets (EKC)
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng phương pháp ước lượng Difference-GMM (hay D-GMM) trên mô hình dạng bảng động, bài nghiên cứu kiểm tra tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên môi trường trong điều kiện tồn tại Đường cong Môi trường Kuznets (EKC), có sự kiểm soát các yếu tố như độ mở kinh tế, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, đô thị hóa và thể chế. Bộ dữ liệu của 50 quốc gia mới nổi và đang phát triển, từ 2011 - 2017, được sử dụng. Bằng chứng được tìm thấy ủng hộ nhiều hơn giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven), FDI có tác động làm cho suy thoái môi trường trầm trọng hơn, và chưa có bằng chứng thống kê về tác động cải thiện chất lượng môi trường của FDI, được gọi là Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect). Ảnh hưởng của GDP lên ô nhiễm môi trường diễn ra có sự chuyển đổi, hiệu ứng hình chữ U ngược được tìm thấy, ghi nhận sự tồn tại của EKC.
Download
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975–2022: Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào; câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975–2022, thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất. Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân. <br><br>
Abstract <br>
Environmental pollution represents a major challenge for humanity and is continuously increasing in many countries, including Vietnam. The study aims to answer two important questions about the interaction between environmental pollution and well-being in Vietnam from 1975 to 2022: First, this study examines how well-being changes when current carbon dioxide emissions are higher than the previous year and higher than the average of the preceding ten years; Second, identifying which periods between 1975 and 2022 when the relationship between these variables is strongest. By applying the Wavelet analysis, the author reveals that the impact of CO2 emissions on well-being is light at low and medium frequencies, and strong at high frequencies. Moreover, this trend has become more pronounced since 2003. The findings are instrumental in assisting policymakers in formulating environmental protection policies and promoting well-being in Vietnam.
Download
|