|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(8)
, Tháng 8/2019, Trang 26-44
|
|
Tác động của FDI lên môi trường trong điều kiện tồn tại Đường cong Môi trường Kuznets (EKC) |
|
Vo Thi Thuy Kieu & Le Thong Tien |
DOI:
Tóm tắt
Bằng phương pháp ước lượng Difference-GMM (hay D-GMM) trên mô hình dạng bảng động, bài nghiên cứu kiểm tra tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên môi trường trong điều kiện tồn tại Đường cong Môi trường Kuznets (EKC), có sự kiểm soát các yếu tố như độ mở kinh tế, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, đô thị hóa và thể chế. Bộ dữ liệu của 50 quốc gia mới nổi và đang phát triển, từ 2011 - 2017, được sử dụng. Bằng chứng được tìm thấy ủng hộ nhiều hơn giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm (Pollution Haven), FDI có tác động làm cho suy thoái môi trường trầm trọng hơn, và chưa có bằng chứng thống kê về tác động cải thiện chất lượng môi trường của FDI, được gọi là Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect). Ảnh hưởng của GDP lên ô nhiễm môi trường diễn ra có sự chuyển đổi, hiệu ứng hình chữ U ngược được tìm thấy, ghi nhận sự tồn tại của EKC.
Từ khóa
Đường cong Môi trường Kuznets, Nơi ẩn giấu ô nhiễm, Hiệu ứng lan tỏa, Mô hình D-GMM
|
Download
|
|
Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường – Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi liệu các nước ASEAN theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế có gây ra suy thoái môi trường hay ngược lại, cải thiện môi trường theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 10 nước ASEAN trong giai đoạn 1990–2017 để phân tích định lượng mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác như: FDI, năng lượng, dân số, và đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy ở toàn khối ASEAN-10, tăng trường kinh tế gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu ở từng nước cho thấy các nước như: Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar, và Cambodia đang ở nửa trái đường cong EKC, nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến suy thoái môi trường; các nước ASEAN còn lại đã ở nửa phải đường cong, nghĩa là tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện môi trường.
Download
Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại Thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nhu cầu phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự quan tâm về hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behaviour – ERB) của du khách cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội của điểm đến (Destination Social Responsibility – DSR). Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng nhận thức của du khách về trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách thông qua hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng du khách với điểm đến. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 393 du khách du lịch tại TP. Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp từ nhận thức trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến, đồng thời, hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách bị tác động bởi sự nhận dạng với điểm đến và hình ảnh nhận thức. Ngoài ra, kiểm định mối quan hệ trung gian chỉ ra rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của điểm đến và hành vi trách nhiệm với môi trường bị ảnh hưởng gián tiếp từ hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến.
Download
Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng ROE, của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dựa trên hệ phương trình đồng thời của hai biến số. Số liệu trong phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 – 2022. Kết quả ước lượng hệ phương trình bằng ước lượng 3SLS cùng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng thời gian cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng thời và dương giữa CAR và ROE, sự gia tăng ROE làm gia tăng CAR và ngược lại, sự gia tăng CAR cũng làm gia tăng ROE. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, các ngân hàng có hệ số CAR cao có thể tăng cường khả năng tài chính và sự ổn định, từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng có ROE cao có thể có khả năng tích lũy vốn tốt hơn và duy trì hệ số CAR cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các NHTM tăng dần CAR theo thời gian nhưng ROE lại giảm dần, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát Covid-19 trong những năm 2020 – 2022. <br><br>Abstract <br>
This paper scrutinizes the simultaneous relationship between capital adequacy ratio (CAR) and performance, measured by ROE, of joint stock commercial banks in Vietnam based on the simultaneous equation system of the two variables. The data in the analysis are collected from the financial statements and annual reports of 27 joint stock commercial banks in the period 2016-2022. Estimation results of the system of equations using 3SLS estimation together with fixed effects and time effects confirm a simultaneous and positive relationship between CAR and ROE, that is, an increase in ROE results in an increase in CAR and vice versa, an increase in CAR also causes an increase in ROE. During the Covid-19 outbreak, banks with high CAR ratios can enhance their financial capacity and stability, thereby creating confidence for investors and increasing the profitability. On the contrary, banks with high ROE may have better capital accumulation capabilities and maintain higher CAR ratios. The research results also show that commercial banks increase CAR over time but ROE decreases, especially during the Covid-19 outbreak in 2020 - 2022.
Mối quan hệ phi tuyến tính giữa bất định chính sách kinh tế và cạnh tranh ngân hàng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của sự bất định về chính sách kinh tế đến sức cạnh tranh ngân hàng của 1.006 ngân hàng tại 20 quốc gia trên thế giới thông qua dữ liệu của Refinitiv Eikon, giai đoạn 2009‒2023. Bằng cách sử dụng phương pháp hiệu ứng tác động cố định, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi, phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay Standard Errors và IV-GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bất định chính sách kinh tế có tác động tích cực đến sức cạnh tranh ngân hàng ở cả hai chỉ số bao gồm chỉ số bất định chính sách kinh tế và chỉ số bất định thế giới. Tuy nhiên, hiệu ứng phi tuyến chỉ được tìm thấy ở chỉ số bất định chính sách kinh tế. Ngoài ra, khi xét đến mẫu các quốc gia đang phát triển và đã phát triển, chỉ số bất định chính sách kinh tế thể hiện tác động hình chữ U ngược với mẫu ngân hàng ở các quốc gia đã phát triển và tác động hình chữ U ở các quốc gia đang phát triển. Với chỉ số bất định toàn cầu, chỉ có tác động hình chữ U ngược ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó, bài viết cũng cung cấp một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng tại các quốc gia xây dựng chiến lược phù hợp vừa để ứng phó với những thay đổi trong môi trường chính sách kinh tế bất định, vừa đảm bảo tăng cường năng lực cạnh tranh.
<br><br>Abstract<br>
This study investigates the impact of economic policy uncertainty on banking competitiveness by analyzing data from 1.006 banks in 20 countries worldwide sourced from Refinitiv Eikon during the period 2009‒2023. Employing fixed effects, feasible generalized least squares, Driscoll-Kraay standard errors, and IV-GMM for panel data, the findings reveal a positive influence of economic policy uncertainty on banking sector competitiveness, as measured by both the economic policy uncertainty index and the World Uncertainty Index. However, nonlinear effects are only evident in the case of the economic policy uncertainty index. Furthermore, when examining developing and developed countries separately, the economic policy uncertainty index exhibits an inverted U-shaped relationship with banking sector competitiveness in developed countries and a U-shaped relationship in developing countries. For the World Uncertainty Index, only an inverted U-shaped relationship is found in developing countries. Consequently, this study proposes several policy implications to assist bank managers in formulating appropriate strategies to both navigate the challenges posed by the economic policy uncertainty environment and enhance their competitive edge.
Download
Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution ‒ NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký quốc gia và số hóa tín chỉ carbon. <br><br>Abstract <br>
The carbon market is a key policy instrument to help Vietnam achieve its greenhouse gas emission reduction commitments under the Nationally Determined Contribution (NDC) and its goal of net-zero by 2050. However, current legal documents and regulations on the carbon market mainly address its general structure, without establishing a foundational approach for building an effective and sustainable carbon market. This study proposes "carbon sovereignty" as a core approach for developing the carbon market, aiming to optimize economic opportunities from carbon transactions, protect national interests in international negotiations, and contribute to the achievement of long-term sustainable development goals. The paper reviews the theoretical foundations of carbon sovereignty and discusses its potential applications in Vietnam. The main pillars of the carbon sovereignty approach include a mandatory carbon market, a regulated voluntary carbon credit market, digitalization of the national registry system, and digitalization of carbon credits.
Download
|