|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 31(8)
, Tháng 8/2020, Trang 05-24
|
|
Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, tỉ lệ đô thị hóa và dấu chân sinh thái: Thực nghiệm ở các nước ASEAN |
|
Bùi Hoàng Ngọc & Nguyễn Hữu Khôi & Cảnh Chí Hoàng & Nguyễn Tiến Long & Bùi Thành Khoa |
DOI:
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và tỉ lệ đô thị hóa đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1981-2016. Nghiên cứu ứng dụng ba mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng gồm: Mean Group (MG), Pooled Mean Group (PMG) và Dynamic Fixed Effects (DFE). Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình PMG là phù hợp nhất. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tiêu thụ điện không tác động đến dấu chân sinh thái trong ngắn hạn, nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn. Hàm ý quan trọng được rút ra từ kết quả của nghiên cứu là các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá toàn diện các tác động của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với môi trường tự nhiên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Từ khóa
Tiêu thụ điện; Tăng trưởng kinh tế; Đô thị hóa; Dấu chân sinh thái; ASEAN
|
Download
|
|
Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại Thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nhu cầu phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự quan tâm về hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behaviour – ERB) của du khách cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội của điểm đến (Destination Social Responsibility – DSR). Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng nhận thức của du khách về trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách thông qua hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng du khách với điểm đến. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 393 du khách du lịch tại TP. Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp từ nhận thức trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến, đồng thời, hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách bị tác động bởi sự nhận dạng với điểm đến và hình ảnh nhận thức. Ngoài ra, kiểm định mối quan hệ trung gian chỉ ra rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của điểm đến và hành vi trách nhiệm với môi trường bị ảnh hưởng gián tiếp từ hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến.
Download
Định giá kinh tế chương trình chống xói mòn bờ biển: nghiên cứu trường hợp Hội An
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng khảo sát lựa chọn rời rạc (DCE) và mô hình logit hỗn hợp để định giá chương trình chống xói mòn bờ biển ở Hội An - thành phố di sản đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xói mòn. Chúng tôi thiết kế và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu mới cho đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở địa phương và nhận thức của họ đối với rủi ro về xói mòn bờ biển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân tại Hội An ủng hộ việc xây dựng các cấu trúc bảo vệ dọc bờ biển, mong muốn được đến một bãi biển rộng, nhiều tiện ích và mở miễn phí cho mọi người. Từ kết quả về mức độ ưa thích và sẵn sàng chi trả (WTP) của người dân đối với chương trình chống xói mòn, bài báo đưa ra đề xuất về xây dựng chính sách chống xói mòn hiệu quả và bền vững với nguồn đóng góp từ người dân địa phương. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên về định lượng chính sách kinh tế chống xói mòn bờ biển ở Việt Nam sử dụng tính toán WTP bằng phương pháp DCE.
Download
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận. <br><br>Abstract <br>
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Download
Thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh ở Việt Nam: Vai trò của các giá trị tiêu dùng trong việc hình thành thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam qua lăng kính Lý thuyết Giá trị tiêu dùng (TCV) và Lý thuyết hành vi dự định (TPB). Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên 248 người tiêu dùng tại TP. HCM. Kết quả cho thấy giá trị chức năng - giá cả, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị môi trường tác động tích cực lên thái độ của người tiêu dùng. Thái độ cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các yếu tố này và ý định mua sản phẩm xanh. Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ giữa giá trị chức năng – chất lượng, giá trị điều kiện, giá trị nhận thức với thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã mở rộng tài liệu về ý định tiêu dùng bền vững ở Việt Nam bằng cách xác định các cơ chế làm cơ sở cho các liên kết này. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
This study aims to investigate factors that promote Vietnamese purchase intention for green products through lenses of the Theory of Consumption Value (TCV) and the Theory of Planned Behavior (TPB). An online questionnaire survey was conducted in Ho Chi Minh City, Vietnam. The partial least square structural equation method (PLS-SEM) was adopted to examine our research model with 248 samples. The results revealed that functional value – price, social value, emotional value, environmental value have a significant positive relationship with consumer attitude towards green products. Attitude also acts as a mediator in the relationship between these factors and consumers' intention to purchase green products. The authors find no evidence on the relationship between functional value – quality, conditional value, epistemic value with consumer attitudes. This inquiry extends the literature on consumer behavior in a sustainable consumption context by identifying the mediation mechanisms underlying this link. This paper concludes with implications of the findings for marketers, as well as potential directions for further research.
Download
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và nó vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975-2022. Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975 đến 2022 thì thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất? Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân.
|