|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(8)
, Tháng 8/2023, Trang 04-23
|
|
Chiến lược quản lý đánh bắt thủy sản tối ưu tại Việt Nam trong điều kiện nóng lên toàn cầu |
Optimal Fishery Management in Vietnam under Global Climate Change |
Nguyen Huu Dung & do Phuong Yen Linh & Ngo Thi Phuong Trang & Ngo Thi Kim Chi & Nguyen Huyen My & dong To Ha Phuong |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.8
Tóm tắt
Nghiên cứu này so sánh ba kịch bản về chiến lược quản lý khai thác thủy sản tại việt nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Chiến lược 1: tiếp tục nỗ lực đánh bắt thủy sản như hiện tại. Chiến lược 2: tạm dừng đánh bắt. Chiến lược 3: sản lượng đánh bắt tối ưu hiệu quả kinh tế (MEY). Mô hình kinh tế sinh học được sử dụng với giả định sản lượng thủy sản phụ thuộc nhiệt độ bề mặt nước biển tăng mỗi năm 0,010C tính từ năm cơ sở 2013 có nhiệt độ 26,350C. Số liệu giai đoạn 2013-2020 thu thập từ Tổng cục Thống kê và World Bank Data. Kết quả cho thấy Chiến lược 1 sẽ làm sụp đổ ngành đánh bắt thủy sản. Chiến lược 2 duy trì trữ lượng nhưng không có lợi nhuận. Chiến lược 3 là khả thi nhưng chỉ duy trì được trữ lượng bền vững và lợi nhuận ở mức thấp. Để cải thiện chiến lược 3, cần kết hợp chiến lược MEY với hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tại có thể xem xét chiến lược thay thế là “đóng cửa” biển một phần để bảo tồn, đồng thời khai thác phần còn lại theo chiến lược MEY kết hợp với hệ thống hạn ngạch đánh bắt có thể chuyển nhượng, và tổ chức quản lý thích ứng với BĐKH.
Abstract
This paper investigates the optimal fishery management in Vietnam under climate change by comparing three scenarios. Scenario 1 maintains the current harvesting effort. Scenario 2 closes the sea for fishery biomass conservation. Scenario 3 pursues the maximum economic yield (MEY). The bioeconomic model is utilized, with the fishery yield function depending on the sea surface temperature affected by global warming rising at an annual rate of 0.010C, starting from 26.350C in the base year 2013. The secondary data for the period 2013–2020 was collected from the General Statistics Office and the World Bank Database for the model regression. The results show that if Vietnam continues the current harvesting effort (Scenario 1), the fishing intensity combined with global warming may lead to the collapse of the fishery in the long run. In contrast, if Vietnam bans fishing (Scenario 2), the stock may recover, but the industry makes no profit. The most feasible strategy is MEY (Scenario 3), where both the stock and profit are positive even under the impact of global warming. However, the unexpected consequence of MEY is the reduction of fish production and profit; thus, the implementation of such a policy requires integrating climate change mitigation policies. At present, an intermediate strategy such as establishing various conservation zones for fish recovery, jointly with ongoing harvesting in the other areas under the transferable quota system and climate change adaptation institution, can be a feasible solution to rebuild the fishery ecosystem and maintain economic value.
Từ khóa
Khai thác thủy sản; Kinh tế biển; Hạn ngạch khai thác; Quản lý thủy sản bền vững Fishery economics; Fishing quota; Harvest strategies; Sustainable fishery management.
|
Download
|
|
Tổng quan về kế toán xanh qua phân tích trắc lượng thư mục
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quát liên quan đến kế toán xanh, đồng thời chỉ ra các tác giả, các tạp chí và các quốc gia có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực này. Dựa trên 360 tài liệu từ Scopus và Web of Science, chúng tôi phân tích xu hướng công bố về kế toán xanh này từ năm 1992 đến quý 3 năm 2024. VOSviewer được sử dụng để thực hiện các phân tích trắc lượng thư mục nhằm xác định tác giả, nghiên cứu và quốc gia nổi bật. Kết quả chỉ rõ các tác giả như Cairns, Bartelmus và Peter đã đóng góp to lớn cho chủ đề này. Trong khi đó, các quốc gia gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Indonesia có số lượng trích dẫn và đồng tác giả cao nhất. Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra các từ khoá và các chủ đề nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực kế toán xanh. Các nhà nghiên cứu sau này có thể dựa vào bài nghiên cứu để xác định xu hướng và các chủ đề xung quanh kế toán xanh. Bài nghiên cứu cũng dự đoán rằng số lượng bài viết về chủ đề này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. <br><br> Abstract <br>
This paper aims to provide an overview of green accounting and indicates authors, sources, and countries that significantly impact this area. Drawing on a sample of 360 papers from Scopus and Web of Science, we analyze the publication trends on green accounting from 1992 to the third quarter of 2024. VOSviewer is used to perform the bibliometric analysis to identify outstanding authors, studies, and countries. The results indicate that scholars such as Cairns, Bartelmus, and Peter have made significant contributions to this topic. The United States, the United Kingdom, China, and Indonesia emerge as the countries with the highest number of citations and co-authorships. Additionally, the study identifies key keywords and emerging research themes related to green accounting. Future researchers can utilize this work to explore trends and topics related to green accounting. The study also anticipates that the number of publications in this area will continue to rise.
Download
Vai trò của chính sách vĩ mô thận trọng trong chuyển đổi xanh và hàm ý chính sách cho Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích vai trò chính sách vĩ mô thận trọng (Macroprudential Policy) trong quá trình chuyển đổi xanh và các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu hướng đến mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nhưng chưa có nhiều công cụ khuyến khích tăng trưởng tín dụng xanh. Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cần thiết nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thiết kế chính sách vĩ mô thận trọng, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể điều chỉnh mục tiêu của các công cụ chính sách này nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy đầu tư vào tài sản “xanh”, ổn định hệ thống tài chính, ổn định thị trường ngoại hối trước những cú sốc lớn có thể phát sinh từ biến đổi khí hậu. Định hướng này do vậy cần được chú trọng trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, bên cạnh nhiệm vụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nhằm hướng tới các mục tiêu chuyển đổi xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
<br><br>Abstract<br>
This study analyzes the role of macroprudential policy in the green transition process and provides implications for Vietnam. The findings reveal that Vietnam's current macroprudential policies focus mainly on controlling credit growth, with only a few tools dedicated to fostering green credit growth. To achieve the net zero emissions goal by 2050, it is crucial to enhance the State Bank of Vietnam's role in shaping macroprudential policies. The State Bank of Vietnam can recalibrate the targets of these policy tools to promote green assets, stabilize foreign exchange, and fortify financial systems against climate change-induced shocks. Given its pivotal role in steering the green transition and mitigating climate change impacts, it is essential for high-level policy documents, such as the Party Congress Documents, to explicitly include this policy in their discussions alongside monetary and
fiscal policies.
Download
Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu hiện tại phân tích mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam trong miền thời gian - tần số bằng cách áp dụng các phương pháp wavelet, bao gồm kết hợp wavelet (WTC), wavelet một phần (PWC), wavelet nhiều phần (MWC) và vecto wavelet (VWC). Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp có cả tác động tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào từng khoảng thời gian - tần số. Bên cạnh đó, phân tích PWC chỉ ra rằng khi kiểm soát ảnh hưởng của yếu tố thứ ba, mối tương quan giữa hai biến số không thay đổi đáng kể, đặc biệt trong ngắn hạn và trung hạn. Trong khi đó, MWC làm rõ vai trò của yếu tố thứ ba trong việc điều chỉnh mức độ kết nối giữa hai biến số. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng quan trọng hỗ trợ hoạch định chính sách nông nghiệp bền vững, nhằm cân bằng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu. <br><br>ABSTRACT <br>
The current study analyzes the relationship between climate change and agricultural production in Vietnam within the time-frequency domain by applying wavelet methods, including wavelet coherence (WTC), partial wavelet coherence (PWC), multiple wavelet coherence (MWC), and vector wavelet coherence (VWC). The results indicate that the relationship between climate change and agricultural production exhibits both positive and negative effects, depending on specific time-frequency ranges. Besides, the PWC analysis reveals that controlling for the third factor does not significantly alter the correlation between the two variables, particularly in the short and medium term. Meanwhile, MWC highlights the role of the third factor in adjusting the strength of the connection between the two variables. These findings provide crucial evidence to support sustainable agricultural policy planning, aiming to balance economic, social, and environmental benefits in the context of climate change.
Download
Rủi ro khí hậu và chính sách cổ tức: Bằng chứng từ các quốc gia Châu Á
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt và có ảnh hưởng sâu rộng lên hoạt động kinh tế và xã hội. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro khí hậu lên chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp thuộc 23 quốc gia châu Á, trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010-2022, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro khí hậu đưa đến việc giảm chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Kết quả này nhất quán qua nhiều kiểm định tính vững. Bài nghiên cứu cũng xem xét vai trò của phát triển tài chính và tìm thấy phát triển tài chính làm giảm nhẹ tác động của rủi ro khí hậu lên chính sách cổ tức. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá chính sách cổ tức của công ty, và giúp hiểu thêm về lý do lựa chọn chính sách cổ tức của nhà quản lý khi công ty đối diện với rủi ro biến đổi khí hậu. <br><br>Abstract <br>
Climate change is becoming increasingly evident and has far-reaching impacts on economic and social aspects. This study examines the impact of climate change risks on corporate dividend policies. Using data from 23 Asian countries over the period 2010-2022, the study finds that climate risks lead to lower corporate dividend payments. This result is consistent across multiple robustness tests. Also, the paper provides insights into the role of financial market development in mitigating the impact of climate risk on dividend policy. The study provides useful information for investors in evaluating corporate dividend policies and improves the understanding of the reasons behind the managers’ dividend policy choices when companies face climate change risks.
Download
Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế và trình độ dân trí đến độ che phủ rừng ở Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, những nỗ lực bảo vệ môi trường của một cá nhân, một tổ chức hay một địa phương sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Bối cảnh đó thúc đẩy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý trong việc phối hợp hành động vì các lợi ích chung. Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định tác động trực tiếp và gián tiếp của tăng trưởng kinh tế, và trình độ dân trí đến bền vững môi trường (đo lường bằng độ che phủ của diện tích rừng) ở 60 tỉnh của Việt Nam từ 2013 đến 2022. Đồng thời bài viết cũng xem xét đến vai trò điều tiết của chuyển đổi số lên mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ che phủ rừng. Không dừng lại ở việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm mà nghiên cứu này còn khuyến nghị những chính sách cần thiết giúp cơ quan quản lý về môi trường trong việc tăng cường sự phối hợp hành động giữa các tỉnh để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
In an increasingly interconnected world, addressing environmental challenges requires more than just individual, organizational, or local initiatives; it demands a collective approach. This highlights the critical need for collaboration between researchers and managers to harmonize their efforts towards common goals. This study aims to assess the direct and indirect impacts of economic growth and educational attainment on sustainable environmental practices, particularly focusing on forest area coverage across 60 provinces in Vietnam from 2013 to 2022. Furthermore, it examines the moderator role of digital transformation in the relationship between economic growth and forest coverage rate. In addition to providing empirical insights, this research offers strategic policy recommendations designed to empower environmental management agencies, fostering enhanced collaboration among provinces to protect Vietnam's natural forests
Download
|