|
Dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam: Ứng dụng machine learning
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dự báo nguy cơ kiệt quệ tài chính (KQTC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng các thuật toán Machine Learning nhằm dự báo KQTC, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ KQTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi sử dụng dữ liệu của 657 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2009-2022 với sáu thuật toán gồm Logistic Regression, KNN, Decision Trees, Random Forests, AdaBoost và XGBoost. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình XGBoost là phù hợp nhất cho dự báo KQTC tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị và hàm ý chính sách trong việc lựa chọn mô hình dự báo KQTC và theo dõi các yếu tố tác động đến KQTC để phát triển bền vững doanh nghiệp.<br><br> Abstract<br>Forecasting financial distress is one of the important tasks in enterprise risk assessment. In this study, the authors apply machine learning algorithms to predict the financial distress and consider factors affecting financial distress ability of Vietnamese companies. This article uses data of 657 listed companies on the HOSE and HNX over the period of 2009–2022 with six algorithms, including Logistic Regression, KNN, Decision Trees, Random Forests, AdaBoost, and XGBoost. The results show that the XGBoost algorithm is the most suitable for forecasting financial distress in Vietnam. From these results, this article proposes some management implications and policy implications in choosing a financial distress forecasting model and monitoring factors affecting financial distress for the sustainable development of the company.
Download
Hợp đồng nhà thầu với chính phủ và khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng các bộ dữ liệu khảo sát từ 21 quốc gia của World Bank về doanh nghiệp trước và trong đại dịch COVID-19, bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của hợp đồng nhà thầu với chính phủ đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra rằng doanh nghiệp có hợp đồng nhà thầu với chính phủ có xác suất mở cửa sau đại dịch cao hơn. Hơn thế nữa, hỗ trợ của chính phủ có vai trò điều tiết mối quan hệ trên. Các doanh nghiệp có hợp đồng nhà thầu với chính phủ thì có cơ hội nhận được hỗ trợ từ chính phủ cao hơn và nhờ đó có khả năng tồn tại qua đại dịch cao hơn. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số thảo luận về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu này đối với hoạt động quản trị và chiến lược trong doanh nghiệp. <br><br><strong>Abstract</strong><br>
Using a firm-level dataset surveyed from 21 countries around the world provided by the World Bank before and during the COVID-19 pandemic, this paper examines the effect of government contract on firm’s survival. The results show that firms with government contracts are more likely to remain open during the pandemic. Additionally, government supports play a mediating role in this relationship. Specifically, firms with government contracts are more likely to receive government supports, and thus have a better chance to survive the pandemic. The authors discuss the implications of these findings for firm management and strategy.
Download
Tác động của chất lượng nguồn nhân lực và nợ công lên phát triển tài chính – Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các nước mới nổi
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của nợ công và chất lượng nguồn nhân lực lên phát triển tài chính ở 27 quốc gia mới nổi tại châu Á giai đoạn 2009–2019. Bằng nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy gộp, mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình hồi quy tổng quát, kết quả nghiên cứu cho thấy nợ công và chất lượng nguồn nhân lực có tác động tích cực lên phát triển tài chính tại các quốc gia châu Á thuộc mẫu nghiên cứu. Trong bối cảnh các quốc gia sử dụng nợ công để đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu không tìm được tác động của yếu tố tương tác này đối với phát triển tài chính. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia tại khu vực Đông Á có mức độ phát triển tài chính cao nhất khu vực châu Á.
Download
|