|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(12)
, Tháng 12/2023, Trang 35-52
|
|
Dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam: Ứng dụng machine learning |
Financial Distress Prediction of Vietnamese Companies: Machine Learning Approach |
Lê Hồng Ngọc & Nguyễn Thế Long & Hồ Thị Lam & Hồ Thu Hoài |
DOI:
Tóm tắt
Dự báo nguy cơ kiệt quệ tài chính (KQTC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng các thuật toán Machine Learning nhằm dự báo KQTC, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ KQTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi sử dụng dữ liệu của 657 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2009-2022 với sáu thuật toán gồm Logistic Regression, KNN, Decision Trees, Random Forests, AdaBoost và XGBoost. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình XGBoost là phù hợp nhất cho dự báo KQTC tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị và hàm ý chính sách trong việc lựa chọn mô hình dự báo KQTC và theo dõi các yếu tố tác động đến KQTC để phát triển bền vững doanh nghiệp.
Abstract Forecasting financial distress is one of the important tasks in enterprise risk assessment. In this study, the authors apply machine learning algorithms to predict the financial distress and consider factors affecting financial distress ability of Vietnamese companies. This article uses data of 657 listed companies on the HOSE and HNX over the period of 2009–2022 with six algorithms, including Logistic Regression, KNN, Decision Trees, Random Forests, AdaBoost, and XGBoost. The results show that the XGBoost algorithm is the most suitable for forecasting financial distress in Vietnam. From these results, this article proposes some management implications and policy implications in choosing a financial distress forecasting model and monitoring factors affecting financial distress for the sustainable development of the company.
Từ khóa
Kiệt quệ tài chính, dự báo kiệt quệ tài chính, XGBoost, machine learning Financial Distress; Financial Distress Prediction; XGBoost; Machine Learning
|
Download
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực số và lãnh đạo số đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu nhằm làm rõ ảnh hưởng của năng lực số và lãnh đạo số đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Đề trả lời cho câu hỏi nghiên cứu năng lực số và lãnh đạo số có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Việt Nam, bài nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để phân tích 271 câu trả lời khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực số và lãnh đạo số đều có tác động tích cực tới năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp SMEs. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất những gợi ý cho các doanh nghiệp SMEs nhằm phát triển năng lực số, lãnh đạo số và kết quả là phát triển năng lực đổi mới sáng tạo.<br><br> Abstract <br>
The research aims to investigate the influence of digital capabilities and digital leadership on the innovation capabilities of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam. To answer the research question of how digital capabilities and digital leadership affect the innovation capabilities of SMEs in Vietnam, the study applied a quantitative research method using the Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) to analyze 271 survey responses. The research results indicate that both digital capabilities and digital leadership have a positive impact on the innovation capabilities of SMEs. Based on these research findings, the author proposes recommendations for SMEs to develop digital capabilities, and digital leadership, and ultimately enhance their innovation capabilities.
Download
Hợp đồng nhà thầu với chính phủ và khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng các bộ dữ liệu khảo sát từ 21 quốc gia của World Bank về doanh nghiệp trước và trong đại dịch COVID-19, bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của hợp đồng nhà thầu với chính phủ đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra rằng doanh nghiệp có hợp đồng nhà thầu với chính phủ có xác suất mở cửa sau đại dịch cao hơn. Hơn thế nữa, hỗ trợ của chính phủ có vai trò điều tiết mối quan hệ trên. Các doanh nghiệp có hợp đồng nhà thầu với chính phủ thì có cơ hội nhận được hỗ trợ từ chính phủ cao hơn và nhờ đó có khả năng tồn tại qua đại dịch cao hơn. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số thảo luận về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu này đối với hoạt động quản trị và chiến lược trong doanh nghiệp. <br><br><strong>Abstract</strong><br>
Using a firm-level dataset surveyed from 21 countries around the world provided by the World Bank before and during the COVID-19 pandemic, this paper examines the effect of government contract on firm’s survival. The results show that firms with government contracts are more likely to remain open during the pandemic. Additionally, government supports play a mediating role in this relationship. Specifically, firms with government contracts are more likely to receive government supports, and thus have a better chance to survive the pandemic. The authors discuss the implications of these findings for firm management and strategy.
Download
Đo lường rủi ro hệ thống của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận mới từ chỉ số COVAR và SRISK
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Một trong những bài học lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 là việc chỉ đảm bảo an toàn trong hoạt động của từng ngân hàng riêng lẻ là chưa đủ trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng trở nên phức tạp hơn khiến gia tăng rủi ro hệ thống. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đo lường và xếp hạng rủi ro hệ thống của 12 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 6 năm 2021 dựa trên biến động thị trường là chỉ số biến động đồng phân vị (CoVaR), và chỉ số rủi ro hệ thống (SRISK). Việc sử dụng dữ liệu thị trường cho phép các ước lượng rủi ro hệ thống có tính liên tục, cập nhật và dựa trên kỳ vọng thị trường, đảm bảo sự đánh giá và giám sát tường xuyên đối với an toàn hệ thống, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh. Dựa trên những đánh giá thực trạng rủi ro hệ thống các NHTM Việt Nam, các tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đo lường và kiểm soát rủi ro hệ thống tại Việt Nam. <br><br> <strong>Abstract</strong><br>
One of the main lessons of the global financial crisis in 2007–2009 is keeping individual financial institutions sound would be not enough for the stability of the financial system, given the increasing complexity of the banking activities and systemic risk. In this paper, the authors measure the systemic risk of 12 listed Vietnamese commercial banks from April 2008 to June 2021 based on two market risk measures, namely the CoVaR and SRISK. The use of market price in the estimation of bank systemic risk results in timely and forward-looking risk measures, which is particularly important during volatile periods. The authors also provide several policy discussions on the measurement and supervision of systemic risk in the Vietnamese banking sector.
Download
Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường: Nghiên cứu trường hợp nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo này trình bày nền tảng lý thuyết về hiệu quả kinh tế, môi trường và mối quan hệ giữa hai chỉ số này theo cách tiếp cận nguyên lý cân bằng dưỡng chất. Phân tích bao dữ liệu được sử dụng để tính toán và phân tích các chỉ số này cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Phú Yên trong năm 2014. Kết quả nghiên cứu 59 hộ nuôi thâm canh (24% tổng thể) tôm thẻ chân trắng ở Phú Yên cho thấy, bình quân, hộ nuôi có hiệu quả kinh tế là 69% và môi trường là 78%. Cải thiện hiệu quả kỹ thuật có thể đồng thời cải thiện cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của hộ nuôi với mức bình quân là 10%. Sự khác biệt về tỉ lệ giá thị trường và tỉ lệ hàm lượng dưỡng chất của thức ăn nuôi tôm và con giống đã dẫn đến sự đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và môi trường trong nghề nuôi tôm với chi phí ẩn bình quân của 01 kg ni-tơ dưỡng chất gây ô nhiễm là 1,858 triệu đồng. Để hướng đến nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, các chính sách về: (i) huấn luyện kỹ thuật cho nghề nuôi tôm; (ii) trợ cấp cho nghiên cứu và sản xuất giống; và (iii) đánh thuế xả thải hoặc xây dựng tiêu chuẩn xử lý nước thải, chất thải nuôi tôm trước khi xả thải ra môi trường nên được quan tâm. <br> <br> <strong> Abstract </strong>
This paper presents the theoretical background on economic and environmental efficiencies as well as the relationship between these two indicators based on the nutrient balance principle. The data envelopment analysis is adopted to calculate these indicators for intensive white-leg shrimp farming households in Phu Yen for the year of 2014. The results from 59 intensive shrimp household farms (24% of the population) in Phu Yen show that, on average, farming economic and environmental efficiencies are 69% and 78%, respectively. Improving technical efficiency can simultaneously improve both the farm’s economic and environmental efficiencies by an average of 10%. Differences in the ratios between market prices and the nutrient contents of shrimp feed and fingerlings have led to a trade-off between economic and environmental efficiencies with an average shadow cost of 1,858 million VND for 01 kg of nitrogen pollutant nutrient. Towards sustainable white-leg shrimp farming, policies on: (1) Technical training for this shrimp aquaculture; (2) subsidies for seeding research and production; and (3) pollution discharge tax or standards for treating shrimp farming wastes before discharging into the environment should be considered.
Download
Sự thuận cả hai tay về bán hàng và dịch vụ của nhân viên kinh doanh trong ngành dược phẩm B2B
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu đã phát triển khung lý thuyết để khám phá hai thành phần của sự thuận cả hai tay (bán hàng và dịch vụ), gồm: (1) Hai nhóm biến tiền tố là: Động lực/ lý do để làm, và sở thích về thời gian của nhân viên; và (2) hai nhóm biến kết quả là: Kết quả công việc, và sự phản ứng trong vai trò. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về sự thuận cả hai tay. Phương pháp tiếp cận PLS-SEM được dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu với dữ liệu khảo sát thu thập từ 302 nhân viên kinh doanh trong công ty dược phẩm B2B. Kết quả cho thấy sự tác động của động lực, niềm vui công việc và tính đa nhiệm đến sự thuận cả hai tay và kết quả tác động đến hiệu quả kinh doanh và sự sáng tạo của nhân viên. Các kết quả từ nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách cho ban giám đốc công ty dược phẩm cũng như các gợi ý quản trị cho các nhà quản lý.
Download
|