|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 26(11)
, Tháng 11/2015, Trang 02-24
|
|
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam đến năm 2020 |
|
Diep Gia Luat & dang Van Cuong & Bui Duy Tung |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết về chất lượng và hiệu quả đầu tư công theo mô hình kinh tế mới, thực hiện phân tích đánh giá tình hình quản lí chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN với mục tiêu: (i) Phát hiện những hạn chế trong quản lí, đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư công; và (ii) Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở VN còn hạn chế; chưa tìm thấy bằng chứng về tính hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ trong dài hạn. Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN giai đoạn đến năm 2020, cần thiết phải thực hiện các giải pháp: (i) Điều chỉnh cơ cấu, danh mục đầu tư hợp lí; (ii) Cải thiện môi trường thể chế; (iii) Kiểm soát hiệu quả đầu tư; và (iv) Đổi mới hệ thống giám sát đầu tư công.
Từ khóa
Đầu tư công, chất lượng, hiệu quả đầu tư công, mô hình ARDL, DOLS.
|
Download
|
|
Phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách theo kiểu “vừa làm vừa sửa”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành phân tích và hệ thống hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ đã và đang được triển khai tại 15 quốc gia có xếp hạng cao nhất về khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, theo Ngân hàng đầu tư Châu Âu đánh giá. Cùng với đó, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, phát triển công nghệ và kinh tế xanh trong dài hạn; đồng thời cũng cần ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tượng, ngành nghề bị tổn thất nặng bởi đại dịch trong ngắn hạn. Về chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển FinTech trong dài hạn.
Download
Các yếu tố thành công chủ yếu của dự án hợp tác công - tư (PPP): Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Đồng Nai
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mô hình dự án hợp tác công - tư tại (Public-Private Partnership – PPP) tỉnh Đồng Nai. Tổng cộng có 208 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ những người công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án PPP ở cả khu vực công lẫn khu vực tư. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), đã xác định được bảy yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của dự án hợp tác công - tư là: (1) tập trung lãnh đạo, (2) phân bổ rủi ro và chính sách kinh tế, (3) phản hồi từ các dự án, (4) các yếu tố kinh tế - xã hội thuận lợi, (5) quản trị và hỗ trợ chính trị tốt, (6) thời hạn xây dựng ngắn, và (7) cung cấp các dịch vụ công cần thiết. Nghiên cứu này cho thấy các dự án sử dụng phương thức hợp tác công - tư có thể hiệu quả hơn nếu khu vực công và khu vực tư chú ý nhiều hơn đến các yếu tố này trong quá trình thực hiện.
Download
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng từ kết quả ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, và cách mạng chuyển đổi số đối với vận mệnh của quốc gia và dân tộc. Thế giới hậu COVID-19 đang chìm trong cơn xoáy về bất ổn, những biến động đa chiều từ địa chính trị, kinh tế, và xã hội đan xen nhau, tạo nên bức tranh đầy thách thức cho các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi những bất ổn đã và đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Giữa vòng xoáy bất ổn như vậy, trong nguy có cơ, việc ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có lẽ là tia hy vọng cho các chủ thể trong nền kinh tế để thích ứng trước những bất ổn. Chiến lược này mang đến những cơ hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho trụ cột của nền kinh tế là các doanh nghiệp. Cốt lõi phải lấy nền tảng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm kim chỉ nam trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng, vị thế sẵn có. <br><br> Abstract <br>
The article “Digital Transformation - An Important Driving Force for Developing Productive Forces, Perfecting Production Relations, and Bringing the Country into a New Era” by General Secretary and President To Lam, published on the occasion of the 79th anniversary of the National Day of the Socialist Republic of Vietnam (September 2, 1945 - September 2, 2024), clearly emphasizes the critical role of science and technology applications, innovation, and the digital transformation revolution in shaping the nation’s destiny. The post-COVID-19 world is immersed in a whirlwind of instability, marked by multi-dimensional fluctuations in geopolitics, economics, and society. These intertwined challenges create a daunting landscape for many nations, and Vietnam is no exception. Instability has been and continues to creep into every corner of its economy. Amid such an uncertain environment, where opportunity often coexists with danger, the application of science and technology, innovation, and digital transformation emerges as a beacon of hope. This strategy presents opportunities to promote innovation and enhance the competitiveness of the economy's key pillars—enterprises. At its core, the strategy must prioritize science and technology, innovation, and digital transformation as guiding principles, leveraging available resources and the nation’s inherent potential and strategic position
Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước, nghiên cứu phát triển chỉ số đo lường phát triển kinh tế xanh chất lượng cao đồng thời phân tích tác động của tín dụng xanh và phát thải CO2 đến phát triển kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam bằng mô hình không gian Durbin. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại 63 tỉnh/thành đã tăng từ 2015 đến 2019, nhưng suy giảm giảm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 (2020-2021). Tín dụng xanh và phát thải CO2 không chỉ trực tiếp tác động lên chất lượng kinh tế xanh của một tỉnh thành mà còn có tác động lan tỏa sang các tỉnh thành lân cận. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp chính sách như cải thiện khung pháp lý, thành lập các thể chế chuyên biệt, giảm thuế và hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính xanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
|