|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(10)
, Tháng 10/2021, Trang 05-25
|
|
Phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam |
|
Nguyễn Tiến Dũng & Lê Việt An |
DOI:
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách theo kiểu “vừa làm vừa sửa”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành phân tích và hệ thống hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ đã và đang được triển khai tại 15 quốc gia có xếp hạng cao nhất về khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, theo Ngân hàng đầu tư Châu Âu đánh giá. Cùng với đó, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, phát triển công nghệ và kinh tế xanh trong dài hạn; đồng thời cũng cần ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tượng, ngành nghề bị tổn thất nặng bởi đại dịch trong ngắn hạn. Về chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển FinTech trong dài hạn.
Từ khóa
Chính sách kinh tế vĩ mô; Chính sách tài khóa; Chính sách tiền tệ; Đại dịch Covid 19.
|
Download
|
|
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam đến năm 2020
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết về chất lượng và hiệu quả đầu tư công theo mô hình kinh tế mới, thực hiện phân tích đánh giá tình hình quản lí chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN với mục tiêu: (i) Phát hiện những hạn chế trong quản lí, đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư công; và (ii) Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở VN còn hạn chế; chưa tìm thấy bằng chứng về tính hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ trong dài hạn. Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN giai đoạn đến năm 2020, cần thiết phải thực hiện các giải pháp: (i) Điều chỉnh cơ cấu, danh mục đầu tư hợp lí; (ii) Cải thiện môi trường thể chế; (iii) Kiểm soát hiệu quả đầu tư; và (iv) Đổi mới hệ thống giám sát đầu tư công.
Download
Chính sách tiền tề và chính sách tài khóa: Những vấn đề phối hợp cần đặt ra
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013 của Chính phủ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu khoảng 8%; bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) không quá 4,8% GDP; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%… Chính phủ cũng đã xác định cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; khuyến khích các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu...; Bài viết này dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và CSTK của VN hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ.
Download
Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước, nghiên cứu phát triển chỉ số đo lường phát triển kinh tế xanh chất lượng cao đồng thời phân tích tác động của tín dụng xanh và phát thải CO2 đến phát triển kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam bằng mô hình không gian Durbin. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại 63 tỉnh/thành đã tăng từ 2015 đến 2019, nhưng suy giảm giảm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 (2020-2021). Tín dụng xanh và phát thải CO2 không chỉ trực tiếp tác động lên chất lượng kinh tế xanh của một tỉnh thành mà còn có tác động lan tỏa sang các tỉnh thành lân cận. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp chính sách như cải thiện khung pháp lý, thành lập các thể chế chuyên biệt, giảm thuế và hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính xanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Download
Phân cấp đầu tư công khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016–2021
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, giai đoạn 2016–2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng có sự giảm sút và mất đi vị trí dẫn đầu cả nước. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm cấu phần đầu tư công trong tổng sản phẩm địa phương, hạ tầng giao thông đối nội và đối ngoại yếu kém và lạc hậu. Bài viết này phân tích thực trạng phân cấp đầu tư hiện nay của Vùng so với trung bình chung của cả nước; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phân cấp và nâng cao hiệu quả giải ngân đầu tư công cho Vùng. <br>Abstract <br><br>
The Southeast region of Vietnam is a dynamic and fast-growing economic region, with an economic growth rate higher than the national average for over 20 years. However, during the period of 2016–2021, the economic growth rate of the region declined, causing it to lose its leading position in the country. The reasons for this decline are partly due to a decrease in regional public investment, as well as weak and outdated internal and external transportation infrastructure. This article analyzes the current public investment decentralization of the region compared to the national average and proposes some solutions to enhance decentralization and improve the efficiency of public investment disbursement in the region.
Download
|