|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(12)
, Tháng 12/2022, Trang 55-71
|
|
Mối quan hệ giữa nhận thức, sự tham gia trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, và vốn tâm lý của nhân viên: Vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức |
The Association of Employees’s Corporate Social Responsibility Perception, Participation, and Psychological Capital: The Moderating Role of Moral Identity |
Nguyễn Hồng Quân & Hà Phương Thảo & Lê Đức Duy & Đoàn Thị Thu Hương |
DOI:
Tóm tắt
Dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết nhận dạng xã hội, nghiên cứu này nhằm xem xét tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội (CSR) và sự tham gia CSR đến vốn tâm lý của nhân viên và vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức. Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát trực tuyến với 500 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp thực hiện CSR trên địa bàn Hà Nội, kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy cả nhận thức CSR và sự tham gia CSR đều có tác động tích cực đến vốn tâm lý, đồng thời khẳng định vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức. Ngoài ra, tác động tích cực của sự tham gia CSR tới vốn tâm lý cũng là một phát hiện của nghiên cứu này. Các hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp và nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, sự tham gia các hoạt động CSR và định hướng đạo đức của nhân viên được đưa ra.
Abstract
Based on social exchange theory and social identity theory, this study aims to investigate the impact of Corporate Social Responsibility (CSR) perception and CSR participation on employees' PsyCap and the moderating role of moral identity. By using data collected from an online survey with 500 employees working at enterprises implementing CSR in Hanoi and employing structural equation modeling (SEM) analysis, the research result shows that both CSR perception and CSR participation of employees have positive impacts on PsyCap as well as affirms the moderating effect of moral identity. In addition, the positive impact of CSR participation on CSR perception is also a finding of this study. Policy implications for businesses and the state to raise a perception, participation in CSR activities, and moral orientation of employees are provided.
Từ khóa
Nhận thức CSR, sự tham gia CSR, Vốn tâm lý, Bản sắc đạo đức Corporate Social Responsibility; CSR Perception; CSR Participation; PsyCap; Moral Identity.
|
Download
|
|
Cô đơn nơi làm việc và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của sự kiệt sức và cam kết tình cảm với tổ chức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù cô đơn nơi làm việc có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của người lao động, nhưng các nghiên cứu về tác động của cô đơn nơi làm việc đến kết quả công việc thông qua sự kiệt sức và cam kết tình cảm vẫn còn nhận được tương đối ít sự quan tâm. Dựa vào lý thuyết bảo tồn nguồn lực và trao đổi xã hội, bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc, sự kiệt sức và cam kết tình cảm với kết quả công việc của người lao động trong các khu chế xuất (KCX) Tp.HCM. Nghiên cứu chính thức khảo sát từ 351 nhân viên trong KCX Tp. HCM, kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa. Hơn nữa, sự kiệt sức và cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với kết quả công việc. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về giới tính, tuổi và thâm niên trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với sự kiệt sức, cam kết tình cảm và kết quả công việc. Cho nên, nghiên cứu này có đóng góp mới về lý thuyết và hàm ý quản trị về cải thiện kết quả công việc của người lao động trong các KCX Tp. HCM. <br><br>Abstract<br>
Although workplace loneliness has a negative impact on job performance of employees, studies on the effects of workplace loneliness on job performance through its mediating role of burnout and affective commitment have still received relatively little attention. Based on the conservation of resources (COR) and social exchange theory, research on the effects of workplace loneliness, burnout, and affective commitment on the job performance of employees in the Export Processing Zones Ho Chi Minh City (EPZ HCMC). Official research survey from 351 employees in EPZ HCMC, the results of testing the structural equation modeling show that all relationships are significant. Furthermore, burnout and affective commitment partially mediate the relationship between workplace loneliness and job performance. Besides, there are differences by gender, age and seniority in the relationship between workplace loneliness and burnout, affective commitment, and job performance. Therefore, this study has new theoretical contributions and some management implications to improve the job performance of employees in the EPZ HCMC.
Download
Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và điều tiết của lãnh đạo đạo đức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh (GHRM) đến hành vi xanh của nhân viên (WGB) thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và vai trò điều tiết của lãnh đạo đạo đức. Các giả thuyết trong nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân tích đường dẫn với kỹ thuật bootstrap được thực hiện trên SPSS Process macro thông qua dữ liệu khảo sát 340 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy GHRM tác động gián tiếp đến WGB thông qua thái độ đối với môi trường. Hơn nữa, lãnh đạo đạo đức được xác định là yếu tố điều tiết tích cực làm gia tăng mối quan hệ gián tiếp nêu trên. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy WGB thông qua thực hành GHRM, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt môi trường cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên, nhưng các nghiên cứu về tác động của nguồn kiến thức đến sự đổi mới của nhân viên thông qua các biến trung gian và điều tiết vẫn còn hạn chế. Dựa vào mô hình năng lực – động lực – cơ hội, bài báo này khám phá ảnh hưởng của nguồn kiến thức, kỹ năng vận hành và tính cách chủ động đến sự đổi mới của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn kiến thức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới của nhân viên. Hơn nữa, kỹ năng vận hành là trung gian liên kết mối quan hệ này. Bên cạnh đó, tính cách chủ động điều tiết dương tác động của nguồn kiến thức lên sự đổi mới của nhân viên. Vì vậy, bài báo này có các đóng góp mới về mặt lý thuyết và một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên.
HỢP ĐỒNG TÂM LÝ VÀ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG, DANH TIẾNG DOANH NGHIỆP VÀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Giữ chân nhân viên trong các công ty xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh đang trở nên khó khăn do ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế gần đây, gây ra suy yếu tài chính và làm bất ổn trong việc duy trì đội ngũ nhân sự. Nghiên cứu này đã điều tra mối quan hệ giữa hợp đồng tâm lý và Giữ chân nhân viên, tập trung vào vai trò của sự hài lòng trong công việc và thương hiệu tuyển dụng, danh tiếng doanh nghiệp như là các biến trung gian. Thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng và phần mềm SmartPLS để phân tích dữ liệu từ 427 nhân viên, các giả thuyết về tác động của hợp đồng tâm lý đến khả năng giữ chân nhân viên đã được kiểm định và chấp nhận. Kết quả cũng thể hiện sự khác biệt về giới tính trong mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc đến giữ chân nhân viên; giữa hợp đồng tâm lý đến thương hiệu tuyển dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý cho nhà quản trị nhằm nâng cao hợp đồng tâm lý, thương hiệu tuyển dụng, danh tiếng doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc để góp phần giữ chân nhân viên trong các doanh nghiệp xây dựng.
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường đến hành vi xanh của nhân viên – Một nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường (ECSR) đến hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời kiểm tra vai trò trung gian của yếu tố hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức trong mối quan hệ trên. Là một trong số rất ít nghiên cứu sử dụng lý thuyết xử lý thông tin xã hội trong lĩnh vực khách sạn, và bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành vi xanh của nhân viên chịu sự tác động tích cực đáng kể bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường, hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức. Hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa ECSR và hành vi xanh của nhân viên. Kết quả nghiên cứu củng cố vai trò quan trọng của hoạt động ECSR đối với hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn. <br><br>Abstract<br>
This study aims to explore the relationship between environmental corporate social responsibility (ECSR) and employee green behavior in the hotel sector, and test the mediating role of well-being factors and organizational identification in the above relationship. As one of the very few studies using social information processing theory in the hotel industry and using quantitative research methods, the research results have shown that employees green behavior is significantly positively influenced by the company's environmental corporate social responsibility, employee well-being, and organizational identification. Employee well-being and organizational identification play a partial mediating role in the relationship between ECSR and employee green behavior. The research results reinforce the important role of ECSR activities in the green behavior of employees in the hotel sector.
Download
|