Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 35(11) , Tháng 11/2024, Trang 45-62


Vai trò trung gian của khai thác kiến thức số trong nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững: Trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam
The mediating role of digital knowledge exploitation in improving sustainable competitive advantage: The case of manufacturing SMEs in Vietnam
Dinh Van Hoang & Duong Bich Ngoc & Vu Hong Ha & Le Hien Trang & Nguyen Ngoc Ngan Anh

DOI: 10.24311/jabes/2024.35.11.04
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của khai thác kiến thức số giữa năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững, đánh giá tác động của lãnh đạo số tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (Small and Medium-sized Manufacturing Enterprises ‒ SMES) Việt Nam. Phương pháp định lượng với mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích 398 phản hồi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năng lực số tác động tích cực đến khai thác kiến thức số, qua đó trung gian tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững. Lãnh đạo số ảnh hưởng tích cực đến khai thác kiến thức số, nhưng không tác động trực tiếp đến năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đây, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho SMEs sản xuất Việt Nam thông qua tăng cường năng lực số và khai thác kiến thức số, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của lãnh đạo số.

Abstract
The study examines the mediating role of digital knowledge exploitation between digital capabilities and sustainable competitive advantage while assessing digital leadership’s impact on Vietnamese small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs). Using a quantitative method with partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze 398 responses, the study shows digital capabilities positively influence digital knowledge exploitation, which in turn enhances sustainable competitive advantage. Digital leadership positively affects digital knowledge exploitation but does not directly impact digital capabilities and sustainable competitive advantage. Based on these findings, managerial implications are proposed to enhance sustainable competitive advantages for Vietnamese manufacturing SMEs through advancing digital capabilities and knowledge exploitation, emphasizing digital leadership’s supporting role.

Từ khóa
khai thác kiến thức số; năng lực số; lợi thế cạnh tranh bền vững; lãnh đạo số; SMEs
Digital knowledge exploitation; Digital capability; Sustainable competitive advantage; Digital leadership; SMEs.
Download
Tính minh bạch thương hiệu và hành vi mua sản phẩm bền vững: góc nhìn từ động lực xanh và giá trị cảm xúc
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng