|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(1)
, Tháng 1/2023, Trang 20-37
|
|
Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh |
|
Nong Thi Nhu Mai |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.1
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) kết hợp đưa vào hai biến mới phù hợp với ngữ cảnh chuyển đổi số hiện nay. Bản câu hỏi khảo sát được gửi đến người dùng đã sử dụng hoặc đang có ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số, hiện sinh sống tại TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Số liệu được sử dụng đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu khẳng định hầu hết các giả thuyết đề xuất ban đầu đều được chấp nhận, và cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Khi người dùng cá nhân nhận thức được rằng việc sử dụng công nghệ mới dễ dàng, hữu ích, đáng tin tưởng và ít rủi ro thì họ sẽ thay đổi thái độ và gia tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý dựa trên kết quả nghiên cứu.
Từ khóa
Ngân hàng số, Thái độ, Rủi ro, Sự tin tưởng, Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích
|
Download
|
|
Dịch vụ ngân hàng điện tử và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dữ liệu về số lượng máy thanh toán ATM và máy POS/EFTPOS/EDC, số lượng thẻ thanh toán, số dư tài khoản thẻ thanh toán và giá trị thanh toán qua thẻ được sử dụng để đo lường chỉ tiêu dịch vụ ngân hàng điện tử. Sử dụng kỹ thuật ước lượng mô hình phân phối trễ ARDL (autoregressive distributive lag) hiệu ứng cố định với dữ liệu bảng cân xứng của 10 NHTM cổ phần nội địa ở Việt Nam giai đoạn quý 1/2013 - quý 1/2021, chúng tôi tìm thấy dịch vụ ngân hàng điện tử có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM trong mẫu quan sát. Phát hiện này khá ngạc nhiên và dường như ngược lại với kỳ vọng thông thường. <br \> <br \> <strong>Abstract </strong> <br \>
This paper examines the influence of e-banking growth on the performance of Vietnamese commercial banks. The number of ATMs, POS/EFTPOS/EDC machines, the number of payment cards, the balance of payment card accounts, and the value of card payments are employed to measure the e-banking services. Using fixed-effects ARDL (autoregressive distributive lag) estimator for a balanced panel dataset of 10 selected domestic joint-stock commercial banks in Vietnam in the period of Q1/2013–Q1/2021, the author find that e-banking services have significantly negative effects on commercial banks’ performance. These findings are surprising and seems contrary to common expectations.
Download
Mối quan hệ phi tuyến giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ phi tuyến hai chiều giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng hồi quy ngưỡng dành cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 24 NHTM trong giai đoạn 2007–2023. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của tỷ lệ an toàn vốn đến tạo thanh khoản và ngược lại, ảnh hưởng của tạo thanh khoản đến tỷ lệ an toàn vốn đều mang tính phi tuyến, cho thấy ngưỡng tồn tại. Tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn ngưỡng làm giảm tạo thanh khoản, nhưng khi vượt qua ngưỡng lại làm tăng. Ở chiều ngược lại, tạo thanh khoản thấp hơn ngưỡng làm giảm tỷ lệ an toàn vốn nhưng cao hơn mức ngưỡng lại làm tăng. Những phát hiện này cho thấy chính sách quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp giữa tạo thanh khoản và mức độ đầy đủ vốn để thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng.
<br><br>Abstract <br>
This study investigates the bidirectional nonlinear relationship between liquidity creation (LC) and the capital adequacy ratio (CAR) in Vietnamese commercial banks by employing panel threshold regression (PTR) with a sample of 24 banks from 2007 to 2023. The empirical results reveal a nonlinear impact of CAR on LC and vice versa, indicating the existence of threshold effects. Specifically, when the capital adequacy ratio falls below a certain threshold, liquidity creation decreases; however, once CAR exceeds the threshold, liquidity creation increasesn. Conversely, when liquidity creation falls below its threshold, the capital adequacy ratio decreases, whereas exceeding the liquidity creation threshold leads to an increase in CAR. These findings highlight the need for policymakers to coordinate liquidity creation and capital adequacy policies to foster a sound banking system.
Download
Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam: Ước lượng SYS-GMM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu này là vận dụng mô hình hồi quy xu hướng tổng quát có hệ thống (SYS-GMM) đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng (Đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) đến sự ổn định của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2011–2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản có mối tương quan âm với chỉ số Z-score của các NHTM. Ngược lại, quy mô hội đồng quản trị (HĐQT), số lượng thành viên nữ, số lượng thành viên ban tổng giám đốc (TGĐ), tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Số lượng thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu HĐQT chưa tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM. Bên cạnh đó, sự tham gia của các yếu tố quản trị doanh nghiệp làm tăng cường độ tác động của đa dạng hóa tài sản đến sự ổn định của các NHTM và đây là điểm khá thú vị của nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách đối với quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản nhằm tăng cường sự ổn định của NHTM Việt Nam.
<br><br>Abstract<br>
The purpose of this paper is to apply systematic generalized method of moments (SYS-GMM) regression model to evaluate the impact of corporate governance and bank diversification (including income and asset diversification) on the stability of 26 Vietnamese commercial banks over the period of 2011–2022. The results indicate that income and asset diversification are negatively correlated with the banks' Z-score. In contrast, factors such as the board size, the number of female board members, the number of general directors, state ownership percentage, and foreign ownership percentage positively influence the stability of Vietnamese commercial banks. However, the number of independent board ownership and the board ownership do not contribute to enhancing the banks' risk management efficiency. Additionally, corporate governance mechanisms strengthen the impact of asset diversification on the stability of commercial banks, which is a noteworthy finding of this study. The authors propose several policy implications for improving corporate governance, income diversification, and asset diversification to enhance the stability of Vietnamese commercial banks.
Download
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (Generalized Method Of Moments ‒ GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty – EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), ước lượng bình phương bé nhất vững (Robust Ordinary Least Squares) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the moderating role of economic policy uncertainty (EPU) the relationship between competition and bank stability in 20 countries over the period 2009 to 2023. Using an instrumental variable (IV) approach through the generalized method of moments (GMM), based on unbalanced panel data at the bank level, the results support the competition-stability hypothesis and confirm the moderating effect of economic policy uncertainty on the relationship between bank competition and bank stability via the economic policy uncertainty index. This is firmly supported by feasible generalized least squares (FGLS) estimation, robust ordinary least squares (Robust OLS) estimation, and Driscoll-Kraay standard error regression. However, all of them do not find similar results with economic policy uncertainty measured through the world uncertainty index (WUI). The empirical findings provide specific policy implications for bank managers and policymakers in making decisions to enhance competitiveness and stabilize the banking system amid current economic policy uncertainty.
Download
Mối quan hệ giữa tính chủ động, định hướng chất lượng và thành quả đổi mới triệt để: Vai trò trung gian của sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của tính chủ động và định hướng chất lượng đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, từ đó tác động đến thành quả đổi mới triệt để. Mẫu gồm 133 công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm PLS-SEM. Phương pháp phân tích hai giai đoạn được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả tính chủ động và định hướng chất lượng đều có tác động tích cực đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 giúp cải thiện thành quả đổi mới sáng tạo triệt để; đồng thời, sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cũng đóng vai trò trung gian trong việc thúc đẩy đổi mới triệt để từ chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thảo luận về các hàm ý lý thuyết và thực tiễn. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the impact of proactiveness and quality orientation on industry 4.0 readiness, which in turn affects radical innovative performance. A sample of 133 companies from various business sectors in Ho Chi Minh City, Vietnam, was used to test the proposed model. The data was analyzed using PLS-SEM software. A two-stage analytical method was applied to examine the reliability, validity, hypotheses, and the research model. The results indicate that both proactiveness and quality orientation have positive impacts on industry 4.0 readiness. The industry 4.0 readiness, in turn, positively affects radical innovative performance. The industry 4.0 readiness also plays a mediating role in fostering radical innovation from organizational strategies. The study also discusses theoretical and practical implications.
Download
|