|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(3)
, Tháng 3/2024, Trang 118-132
|
|
Tác động của mạng xã hội đến mức sẵn lòng trả áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp: Trường hợp san phẳng mặt ruộng lúa dùng tia laser tại đồng bằng Sông Cửu Long |
The Impact of Social Media on the Willingness to Pay for the Adoption of Agricultural Production Technology: The Case of Laser Land Leveling in the Mekong Delta Rice Fields |
Phung Ngoc Trieu & Le Thanh Loan & Tran Duc Luan |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.3
Tóm tắt
Bài viết phân tích tác động của các nguồn thông tin mạng xã hội đến việc áp dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng dùng tia laser (Lazer Land Leveling – LLL) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thí nghiệm đấu giá Becker-DeGroot-Marschak (BDM) để ước lượng mức sẵn lòng trả cho áp dụng công nghệ LLL trên ruộng của 167 người nông dân có quyền quyết định trong hoạt động canh tác lúa của hộ tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết nối mạng xã hội của người nông dân, phương tiện truyền thông, thông tin từ dự án NGO (Non-governmental Organization), thông tin trao đổi giữa các nông dân về LLL, độ lồi lõm của mặt ruộng và chỉ số tài sản của nông dân có tác động dương với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các chính sách thúc đẩy áp dụng và lan tỏa công nghệ sản suất công nghiệp bền vững cũng như kỹ thuật mới trong canh tác lúa nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
Abstract
The article analysed the impact of social information sources sources on the adoption of laser land leveling (LLL) technology in the Mekong Delta. This study uses the BDM auction method to elicit the willingness to pay for LLL technology adoption among 167 decision-making farmers in rice cultivation households in An Giang and Kien Giang provinces. The research findings indicate that the scale of farmers' social network connections, media channels, information from NGO (Non-governmental Organization) projects, peer discussions about LLL, the unevenness of the field surface, and the coefficient reflecting the farmers' assets positively impact their willingness to pay, with a significance level of 5%. These findings provide a basis for policies to promote the adoption and dissemination of agricultural sustainable technologies and new techniques specifically in rice cultivation and generally in agricultural production.
Từ khóa
Công nghệ nông nghiệp; Phương tiện truyền thông; Tương tác xã hội; san phẳng mặt ruộng bằng tia laser. Agricultural technology; Social media; Social interaction; Laser land leveling; Becker-DeGroot-Marschak auction experiment.
|
Download
|
|
Vai trò trung gian của khai thác kiến thức số trong nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững: Trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của khai thác kiến thức số giữa năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững, đánh giá tác động của lãnh đạo số tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (Small and Medium-sized Manufacturing Enterprises ‒ SMES) Việt Nam. Phương pháp định lượng với mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích 398 phản hồi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năng lực số tác động tích cực đến khai thác kiến thức số, qua đó trung gian tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững. Lãnh đạo số ảnh hưởng tích cực đến khai thác kiến thức số, nhưng không tác động trực tiếp đến năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đây, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho SMEs sản xuất Việt Nam thông qua tăng cường năng lực số và khai thác kiến thức số, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của lãnh đạo số.
<br><br>Abstract <br>
The study examines the mediating role of digital knowledge exploitation between digital capabilities and sustainable competitive advantage while assessing digital leadership’s impact on Vietnamese small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs). Using a quantitative method with partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze 398 responses, the study shows digital capabilities positively influence digital knowledge exploitation, which in turn enhances sustainable competitive advantage. Digital leadership positively affects digital knowledge exploitation but does not directly impact digital capabilities and sustainable competitive advantage. Based on these findings, managerial implications are proposed to enhance sustainable competitive advantages for Vietnamese manufacturing SMEs through advancing digital capabilities and knowledge exploitation, emphasizing digital leadership’s supporting role.
Download
Tính minh bạch thương hiệu và hành vi mua sản phẩm bền vững: góc nhìn từ động lực xanh và giá trị cảm xúc
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tính minh bạch thương hiệu lên ý định mua sản phẩm bền vững của người tiêu dùng, đồng thời làm rõ vai trò trung gian của động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát người tiêu dùng, với 357 mẫu hợp lệ được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM). Kết quả cho thấy tính minh bạch thương hiệu có ảnh hưởng tích cực lên ý định mua sản phẩm bền vững, động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc. Hơn nữa, động lực xanh ngoại sinh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này, trong khi giá trị cảm xúc không thể hiện vai trò trung gian có ý nghĩa. Nghiên cứu cũng xác nhận ảnh hưởng tích cực của động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc đến ý định mua sản phẩm bền vững, đồng thời chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giá trị cảm xúc lên động lực xanh ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu đóng góp cho cả lý thuyết về hành vi người tiêu dùng bền vững và thực tiễn quản trị doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
This study examines the influence of brand transparency on consumers’ intention to purchase sustainable products, and also clarifies the mediating role of green extrinsic motivation and emotional value. The study uses a quantitative method through a consumer survey, with 357 valid samples analyzed by partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The results show that brand transparency has a positive influence on sustainable product purchase intention, green extrinsic motivation, and emotional value. Furthermore, green extrinsic motivation plays a mediating role in this relationship, while emotional value does not show a significant mediating role. The study also confirms the positive influence of green extrinsic motivation and emotional value on sustainable product purchase intention, and also shows the positive influence of emotional value on green extrinsic motivation. The research results contribute to both the theory of sustainable consumer behavior and corporate governance practice.
Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng của người dùng. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết hệ thống thông tin thành công (ISS). Dữ liệu được thu thập từ 527 người dùng đã trải nghiệm sử dụng chatbot trong ngân hàng tại Hà Nội thông qua áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, và được phân tích qua mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả chỉ ra các yếu tố của ISS, bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống (tính tương tác, tính tự động, và tính hữu ích), và chất lượng dịch vụ (khả năng thấu hiểu, sự thân thiện, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị (giá trị bên ngoài và giá trị bên trong) của người dùng. Đồng thời, các giá trị này đóng vai trò thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng chatbot. Bài viết có ý nghĩa hàm ý học thuật và hàm ý thực tiễn nhằm gia tăng cảm nhận giá trị và sử dụng bền vững của người dùng đối với chatbot trong ngân hàng.
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
Mối quan hệ quản trị nguồn nhân lực xanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hiệu suất kinh doanh bền vững: Vai trò trung gian của đổi mới xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (TNXH) và quản trị nguồn nhân lực xanh (QTNLX) đối với hiệu suất kinh doanh bền vững (HSKDBV) của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, vai trò trung gian của đổi mới xanh (ĐMX) và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh (QCX) được nhấn mạnh trong mối quan hệ này. Mô hình được phát triển dựa trên sự bổ sung cho các nghiên cứu trước nhằm đề xuất các hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp đạt hiệu suất kinh doanh bền vững. Dữ liệu nghiên cứu gồm 429 mẫu được thu từ các quản lý cấp trung và cấp cao của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Từ đó, một số hàm ý quản trị đã được đề xuất nhằm giúp các nhà quản lý có cái nhìn rõ nét hơn về ảnh hưởng của TNXH và QTNLX đến HSKDBV thông qua vai trò trung gian của ĐMX và QCX; nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thêm những định hướng rõ ràng hơn trong chiến lược nâng cao HSKDBV. <br><br> Abstract <br> This study investigates the influence of the dual factors of corporate social responsibility (CSR) and green human resources management on the sustainable business performance of food manufacturing firms in Vietnam. Furthermore, the intermediary roles of green innovation and green supply chain management are accentuated within these relationships. The conceptual model has been formulated to suggest the practical implications for sustainable business performance. Empirical data was amassed from 429 respondents, comprising middle- and senior-level managers within Vietnamese food manufacturing enterprises. From this analysis, several managerial implications have been proffered to guide executives in comprehending the effects of CSR and renewable energy on sustainable development through the mediation of green innovation and supply chain management initiatives. This, in turn, assists companies in refining their strategies for enhancing sustainable business performance.
Download
|