|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(6)
, Tháng 6/2019, Trang 05-27
|
|
Phản ứng tiền tệ của châu á và việt nam với tác động tràn từ chính sách tiền tệ trung quốc: sự khác biệt từ đặc điểm kinh tế |
|
Pham Thi Tuyet Trinh & Bui Thi Thien My & Le Phan ai Nhan |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích phản ứng tiền tệ của châu Á và Việt Nam với cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) Trung Quốc bằng mô hình tự hồi qui vectơ ứng dụng thống kê Bayes (BVAR). Các đặc điểm độ mở thương mại, mức hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá và tình trạng phụ thuộc hàng nguyên nhiên liệu thô được tính đến trong mô hình làm cơ sở giải thích sự khác nhau trong phản ứng. Sử dụng dữ liệu tần suất quí của 10 nước châu Á và Việt Nam trong giai đoạn 2002Q1-2018Q3, nghiên cứu cho thấy CSTT châu Á không phản ứng với cú sốc CSTT Trung Quốc nhưng CSTT Việt Nam có phản ứng. Mức hội nhập tài chính và chế độ tỷ giá không phải là nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt trong phản ứng với tác động của CSTT Trung Quốc. CSTT nước có độ mở thương mại cao và xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô phản ứng với CSTT Trung Quốc trong khi nước có độ mở thương mại thấp và nhập khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô lại không phản ứng.
Từ khóa
tác động tràn chính sách tiền tệ, BVAR, Trung Quốc, Châu Á, Việt Nam
|
Download
|
|
Phản ứng của giá cổ phiếu đối với biến động chính sách kinh tế thế giới và chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này là một phân tích thực nghiệm về phản ứng của giá cổ phiếu trước các cú sốc về biến động chính sách kinh tế thế giới và thay đổi trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc (SVAR) với các ràng buộc trong ngắn hạn và dữ liệu tháng trong giai đoạn từ 01/2008 đến 12/2017, nghiên cứu tìm thấy rằng chỉ số VN-Index phản ứng nhanh và tức thời đối với biến động trong chính sách kinh tế thế giới; cụ thể sự gia tăng trong biến động chính sách làm cho giá chứng khoán biến động mạnh, giảm ngay tức thời sau đó lại tăng lại do những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư và sự can thiệp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng đại diện bởi sự gia tăng trong cung tiền và tỷ giá làm cho giá cổ phiếu tăng, trong khi phản ứng với sự thay đổi của lãi suất ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, một cú sốc giá dầu thế giới cũng dẫn đến một sự giảm tạm thời trong giá cổ phiếu
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính: nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và phương pháp kiểm định nhân quả Granger để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính (TCTC) tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đo lường rủi ro hệ thống được tính bằng chỉ số mức tổn thất kỳ vọng biên (Marginal Expected Shortfall-MES) với số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 29 TCTC chính. Chính sách tiền tệ được đo bằng lãi suất chính sách và hoạt động kinh tế thực được đại diện bởi lạm phát và chênh lệch sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có tác động nhân quản Granger đến rủi ro hệ thống của các TCTC tại Việt Nam, đồng thời phản ứng của rủi ro hệ thống của các TCTC trước các cú sốc từ chính sách tiền tệ là khác nhau giữa hai giai đoạn 2010-2012 và 2013-2020. Với kết quả này, Ngân hàng nhà nước cần cân nhắc vai trò của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của cácTCTC, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình thăng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.<br><br> <strong> Abstract </strong> <br>
The study uses the VAR model and Granger causality test to analyze the impact of monetary policy on the systemic risk of financial institutions in Vietnam from 2010 to 2020. The systemic risk of 29 financial institutions in Vietnam is measured by the Marginal Expected Shortfall (MES) method. The Monetary policy data is represented by the monetary policy interest rate while the economic performance is measured by the inflation rate and output gap of Vietnam’s economy. Research results show that monetary policy has a Granger causal effect on the systemic risk of financial institutions in Vietnam. The response of systemic risk to monetary policy shocks is different between the 2010–2012 period and 2013–2020 period. Based on this result, the State Bank of Vietnam needs to consider the role of monetary policy on systemic risks of the financial institution; thereby contributing to promoting Vietnam's stock market promotion in the future.
Download
Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu tập trung đo lường tác động của cạnh tranh ngân hàng đến phát triển tài chính toàn diện (Financial Inclusion – FI) tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018. Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy cạnh tranh ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến FI. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giúp các ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh, đóng góp vào kế hoạch phát triển FI cho đất nước trong thời gian tới.
Download
Chính sách tiền tệ và sự điều chỉnh đầu tư công ty
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu phân tích vai trò điều tiết của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty dưới góc độ bất cân xứng trong các giai đoạn trạng thái chính sách khác nhau và tính không đồng nhất trong tác động đối với các doanh nghiệp có mức độ nắm giữ tiền mặt khác nhau. Bằng chứng về ảnh hưởng bất cân xứng của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty được tìm thấy thông qua cả kênh tiền tệ lẫn kênh tín dụng. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong khả năng điều tiết của các kênh truyền dẫn này trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư tại các công ty có mức độ nắm giữ tiền mặt cao hơn. Qua đó thể hiện vai trò quan trọng của nắm giữ tiền mặt trong việc giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp các bằng chứng đầu tiên về tính không đồng nhất trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư ở các công ty với các đặc điểm khác nhau.
Download
|