|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(9)
, Tháng 9/2023, Trang 86-105
|
|
Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19 |
The Influence of Board Characteristics on Earning Management Behavior of Family-Owned Firms Listed on the Vietnamese Stock Market before and during the COVID-19 Pandemic |
Hoang Cam Trang & Nguyen Thu Thuy & Nguyen Thi Nhu Hao |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.9
Tóm tắt
Vấn đề hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) là yêu cầu cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị điều hành với mục đích tạo điều kiện cho hội đồng quản trị (HĐQT) giám sát lợi nhuận, tuy nhiên để đạt mục tiêu của mình, HĐQT có thể lợi dụng công cụ kế toán để làm sai lệch báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho thành viên quản lý xuất phát từ công ty gia đình, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của bốn đặc điểm của HĐQT đến hành vi QTLN trong các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19. Dữ liệu gồm 123 công ty gia đình niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2016 – 2021 tạo thành 738 quan sát. Nghiên cứu chỉ ra rằng Quy mô HĐQT, tính Độc lập của HĐQT có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN; trong khi, Chuyên môn trong lĩnh vực kế toán tài chính của HĐQT, và các cuộc họp HĐQT có tác động cùng chiều đến hành vi QTLN trong giai đoạn COVID-19. Bên cạnh đó, Quy mô HĐQT và tính Độc lập của HĐQT ở giai đoạn trước đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến hành vi QTLN.
Abstract
Earnings management plays a significant role within the operational management process, aimed at facilitating the supervisory function of the Board of Directors (BOD) over profit-related matters. Nevertheless, in pursuit of their objectives, the BOD may exploit accounting tools to manipulate financial reporting in a direction advantageous to the executive members, particularly emanating from family-owned firms, exacerbated notably by the impact of the COVID-19 pandemic. Therefore, this paper examines four characteristics of BOD that influence earnings management in family-owned firms listed on the Vietnamese stock market before and during the COVID-19 pandemic. The data consists of 123 family firms listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange and the Hanoi Stock Exchange from 2016 to 2021, resulting in 738 observations. The study reveals that BOD size and BOD independence negatively impact earnings management; whereas expertise in financial accounting, and the frequency of BOD meetings positively impact earnings management during the COVID-19 period. Additionally, BOD size and BOD independence in the pre-COVID-19 period do not influence earnings management.
Từ khóa
Quản trị lợi nhuận; Hội đồng quản trị; COVID - 19; Công ty gia đình Earnings Management; Board of Directors; COVID-19; Family-owned Firms.
|
Download
|
|
Quản trị doanh nghiệp, chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Phân tích mối quan hệ trung gian
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp (CG) và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (FP) của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá vai trò trung gian của chất lượng báo cáo tài chính (FRQ). Dữ liệu được thu thập từ 599 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2019 đến 2023. Phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata/MP 17 với mô hình dữ liệu bảng. Để kiểm định vai trò trung gian của FRQ, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Sobel nhằm xác định mức độ ảnh hưởng gián tiếp của CG đến FP thông qua FRQ. Kết quả cho thấy CG có tác động tích cực đến FP. Bên cạnh đó, FRQ đóng vai trò trung gian một phần, cho thấy CG không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn gián tiếp nâng cao FP thông qua việc cải thiện FRQ. Những phát hiện này góp phần mở rộng lý thuyết CG trong bối cảnh thị trường mới nổi như Việt Nam và khẳng định tầm quan trọng của FRQ như một kênh truyền dẫn hiệu quả trong CG. Hàm ý, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trao đổi. <br> <br> ABSTRACT <br>
This study investigates the relationship between corporate governance (CG) and firm performance (FP), while also examining the mediating role of financial reporting quality (FRQ). The dataset consists of 599 non-financial firms listed on the Vietnamese stock market from 2019 to 2023. The analysis is conducted using panel data techniques in Stata/MP 17. To assess the mediating effect of FRQ, the study employs the Sobel test to determine the extent to which CG indirectly influences FP through FRQ. The empirical results indicate that CG has a positive impact on FP. Additionally, FRQ is found to partially mediate this relationship, suggesting that CG enhances FP not only directly but also indirectly by improving the FRQ. Based on these findings, the research contributes to the literature on CG in emerging markets such as Vietnam, and underscores the critical role of FRQ as an effective transmission channel in CG. Managerial implications, limitations, and future research are also discussed.
Quyền kiểm soát công ty mục tiêu và chênh lệch giá trong hoạt động Thôn tính và Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này là một trong những những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá ảnh hưởng của động lực kiểm soát công ty đến chênh lệch giá trong giao dịch mua lại và sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá tác động của một sự kiện và hồi quy bội trên cơ sở dữ liệu M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2007–2016, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động M&A tại Việt Nam được đặc trưng bởi động cơ chiếm quyền kiểm soát công ty mục tiêu hơn là động cơ đầu tư tài chính. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về động lực kiểm soát thay vì lý thuyết về động lực đầu tư tài chính trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
Download
Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng ROE, của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dựa trên hệ phương trình đồng thời của hai biến số. Số liệu trong phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 – 2022. Kết quả ước lượng hệ phương trình bằng ước lượng 3SLS cùng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng thời gian cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng thời và dương giữa CAR và ROE, sự gia tăng ROE làm gia tăng CAR và ngược lại, sự gia tăng CAR cũng làm gia tăng ROE. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, các ngân hàng có hệ số CAR cao có thể tăng cường khả năng tài chính và sự ổn định, từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng có ROE cao có thể có khả năng tích lũy vốn tốt hơn và duy trì hệ số CAR cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các NHTM tăng dần CAR theo thời gian nhưng ROE lại giảm dần, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát Covid-19 trong những năm 2020 – 2022. <br><br>Abstract <br>
This paper scrutinizes the simultaneous relationship between capital adequacy ratio (CAR) and performance, measured by ROE, of joint stock commercial banks in Vietnam based on the simultaneous equation system of the two variables. The data in the analysis are collected from the financial statements and annual reports of 27 joint stock commercial banks in the period 2016-2022. Estimation results of the system of equations using 3SLS estimation together with fixed effects and time effects confirm a simultaneous and positive relationship between CAR and ROE, that is, an increase in ROE results in an increase in CAR and vice versa, an increase in CAR also causes an increase in ROE. During the Covid-19 outbreak, banks with high CAR ratios can enhance their financial capacity and stability, thereby creating confidence for investors and increasing the profitability. On the contrary, banks with high ROE may have better capital accumulation capabilities and maintain higher CAR ratios. The research results also show that commercial banks increase CAR over time but ROE decreases, especially during the Covid-19 outbreak in 2020 - 2022.
Vai trò điều tiết của giới hạn tăng trưởng tín dụng: tác động khác biệt lên doanh nghiệp bất động sản và phi bất động sản tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này so sánh tác động điều tiết của chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đối với mối quan hệ phi tuyến giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2023 giữa nhóm doanh nghiệp bất động sản và phi bất động sản. Sử dụng dữ liệu bảng cùng với mô hình tĩnh và động, nghiên cứu xác nhận mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U ngược giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cho thấy tín dụng quá mức có thể gây hại. Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp bất động sản nhạy cảm tiêu cực hơn (hiệu quả suy giảm mạnh hơn) với mức tín dụng cao so với các doanh nghiệp khác. Quan trọng hơn, chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng có tác động điều tiết tích cực, làm giảm bớt mức độ suy giảm hiệu quả hoạt động khi tín dụng tăng cao, làm phẳng đường cong chữ U ngược. Đáng chú ý, tác động tích cực này thể hiện mạnh mẽ hơn đáng kể đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản. <br><br>Abstract<br>
This study compares the moderating effect of Vietnam's credit growth limit policy on the nonlinear relationship between bank credit and firm performance during the 2004-2023 period, differentiating between real estate and non-real estate firms. Using panel data along with static and dynamic models, the study confirms an inverted U-shaped nonlinear relationship between bank credit and firm performance, indicating that excessive credit can be detrimental. The results indicate that real estate firms are more negatively sensitive (experiencing a sharper decline in performance) to high credit levels compared to other firms. More importantly, the credit growth limit policy has a positive moderating effect, mitigating the decline in performance when credit levels are high and flattening the inverted U-shaped curve. Notably, this positive effect is significantly stronger for the real estate firm group.
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính tại ngân hàng thương mại.
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết xem xét tác động của quản trị công ty (QTCT) đến hiệu quả tài chính (HQTC) ngân hàng với vai trò trung gian của công bố thông tin về công cụ tài chính (Financial instrument disclosure- FID). Nghiên cứu sử dụng mẫu 21 ngân hàng tại Việt Nam và phân tích hồi quy bội với dữ liệu bảng trong 14 năm, 2010-2023. Kiểm định Sobel-Goodman và Bootstrap được sử dụng để đánh giá vai trò trung gian của FID. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (International financial reporting standard- IFRS 7) đạt khoảng 36,8%. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về vai trò trung gian FID trong mối quan hệ giữa thành viên điều hành, sở hữu nước ngoài với HQTC. Ngoài ra, trình độ học vấn, tham gia điều hành và sở hữu nước ngoài đóng góp làm tăng HQTC ngân hàng được giải thích bởi lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Hàm ý nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhanh chóng xây dụng chuẩn mực kế toán về FID, các ngân hàng cần có các chính sách kế toán thích hợp về FID nằm góp phần nâng cao HQTC hơn nữa. <br><br> Abstract: <br>
The paper examines the impact of corporate governance on financial performance of banks with the mediating role of financial instrument disclosure (FID). The study uses a sample of 21 banks in Vietnam and multiple regression analysis with panel data for 14 years, 2010-2023. Sobel-Goodman and Bootstrap tests are used to assess the mediating role of FID. The results show that the level of conformity with the requirements of International Financial Reporting Standard (IFRS 7) is about 36.8%. The study provides evidence of the mediating role of FID in the relationship between executive members, foreign ownership and financial performance. In addition, the level of education, executive participation and foreign ownership contribute to increasing the financial performace of banks, which is explained by the agency theory and the resource dependence theory. The research implication shows that Vietnam should quickly build accounting standards on FID, banks need to have appropriate accounting policies on FID to further contribute to improving financial performance.
|