|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 266
, Tháng 12/2012, Trang 30-37
|
|
Phân tích cầu thịt và cá của các hộ gia đình ở Việt Nam: Sự lựa chọn dạng hàm và ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học |
|
Nguyen Trong Hoai & PHaM THaNH THaI |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích kiểu hình chi tiêu các sản phẩm thịt, cá ở VN, có tính đến sự khác nhau trong hành vi cầu giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, cũng như giữa các nhóm thu nhập bằng việc áp dụng mô hình QUAIDS (Quadractic Almost Ideal Demand System) với bộ dữ liệu khảo sát về mức sống hộ gia đình năm 2008 (VHLSS2008). Các biến nhân khẩu học có ảnh hưởng mạnh đến tiêu dùng các mặt hàng thịt, cá. Nhìn chung, cầu thịt, cá là co dãn hơn giữa các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp và ở nông thôn hơn là giữa những hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập cao và ở thành thị. Kiểu hình chi tiêu là khác nhau giữa những hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, cũng như giữa các nhóm thu nhập, ngụ ý rằng một phân tích chính xác các kiểu hình chi tiêu cho các sản phẩm thịt, cá đòi hỏi một phân tích tách biệt theo các nhóm có tính đến sự khác biệt trong hành vi cầu
Từ khóa
Mô hình LA/QUAIDS; Độ co dãn; Thịt; Cá; Việt Nam.
|
Download
|
|
Áp dụng lý thuyết hành vi dự định để giải thích hành vi giảm lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò của nhận diện xanh
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu trước bằng cách tích hợp khái niệm nhận diện xanh được vận hành như sự tự nhận diện bản thân dựa trên giá trị môi trường và hành vi bền vững vào mô hình mở rộng của Lý thuyết Hành vi Dự định (TPB) trong bối cảnh tiêu thụ thực phẩm tại nhà hàng. Nhận diện xanh được khám phá với vai trò trực tiếp cũng như điều tiết trong các mối quan hệ giữa các thành phần trong TPB nhằm giải thích ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Phương pháp PLS-SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đánh giá giả thuyết. Kết quả cho thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan đều có tác động tích cực đến ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Đặc biệt, nhận diện xanh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn điều tiết mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình TPB, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận diện xanh trong việc thúc đẩy ý định giảm lãng phí thực phẩm tại nhà hàng. Do đó, nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về vai trò của nhận diện xanh như một khía cạnh của bản sắc cá nhân góp phần hình thành ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời tạo nền tảng cho các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm lãng phí thực phẩm tại các nhà hàng. <br><br>Abstract <br>
This study extends previous research by integrating the concept of green self-identity, conceptualized as an individual’s self-perception grounded in environmental values and sustainable behavior, into an extended model of the Theory of Planned Behavior (TPB) in the context of food consumption in restaurants. Green self-identity is examined both as a direct factor and as a moderator in the relationships among TPB components to explain the intention to reduce food waste. The PLS-SEM method is employed to test the research model and evaluate the hypotheses. The results indicate that attitude, perceived behavioral control, and subjective norms all positively influence the intention to reduce food waste. Notably, green self-identity not only has a direct effect but also moderates the interrelationships among the TPB components, highlighting its importance in promoting the intention to reduce food waste in restaurant settings. Therefore, this study provides empirical evidence on the role of green self-identity as an aspect of personal identity that contributes to the formation of behavioral intentions to reduce food waste, while also laying the foundation for effective interventions in order to reduce food waste at restaurants.
Download
Hành vi của người mua nhà trước những tín hiệu đáng ngờ của ngôi nhà
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích hành vi của người mua nhà trước những tín hiệu đáng ngờ của ngôi nhà đang rao bán, gồm ngôi nhà được rao bán với mức giá thấp đáng ngạc nhiên và ngôi nhà có thời gian rao bán kéo dài. Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu ba giai đoạn dựa trên bộ số liệu khảo sát 448 người vừa mua những ngôi nhà đơn lẻ tự xây trong khu vực đô thị thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018. Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng việc rao bán ngôi nhà với giá quá thấp không những không thu hút và tạo sự cạnh tranh giữa những người mua mà ngược lại nó sẽ tạo ra sự nghi ngờ của người mua và kết quả là ngôi nhà trở nên khó bán hơn với giá bán thấp và thời gian rao bán bị kéo dài. Ngoài ra, kết quả của các mô hình khả năng bán nhà Cox cho thấy 1 tháng rao bán đầu tiên mang lại hiệu quả tốt nhất với khả năng bán cao nhất, nhưng khi thời gian rao bán bị kéo dài thì cũng sẽ gây ra sự nghi ngờ của người mua và do đó khả năng bán của ngôi nhà bị giảm sút. <br><br> <strong>Abstract</strong><br>
The study aims to analyze the behaviour of house buyers in response to suspicious signals of houses for sale, including a surprisingly low listing price and a lengthy listing time. The authors apply a three-stage research method based on a survey data set of 448 buyers who have just bought self-built single-family houses in Ho Chi Minh City's urban area from June 2017 to May 2018. The results of the study found that a surprisingly low listing price not only does not attract and create an auction war among buyers, but it also creates a suspicion signal for the buyer, and as a result, the house becomes harder to sell with a lower transaction price and prolong the listing time. Finally, the Cox Proportional Hazards model results show that the first listing month provides the best performance with the highest probability of sale, but when the listing time is extended, it will also cause buyer suspicion and thus decrease the saleability of the house.
Download
Ảnh hưởng của nhân tố xã hội đến hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa một lần của cộng đồng dân cư ven biển miền Trung
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu đã kiểm định vai trò của các nhân tố xã hội đến hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa của cộng đồng dân cư ven biển miền Trung. Dựa trên một mẫu theo hạn ngạch của 450 hộ gia đình đã được thu thập tại ba thành phố (Nha Trang, Quy Nhơn và Đà Nẵng), nghiên cứu sử dụng kỹ thuật SEM để phân tích. Kết quả cho thấy nhóm các nhân tố xã hội (Chuẩn mực chấp thuận, chuẩn mực gia đình, chuẩn mực mô tả) ảnh hưởng tích cực đến ý định và mức độ chắc chắn của hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa. Đồng thời, phân tích biến điều tiết cho thấy đối với nhóm nữ giới, tác động của các nhân tố xã hội lên ý định và mức độ chắc chắn hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa đều lớn hơn nam giới. Hàm ý chính sách về giáo dục và tuyên truyền tại cộng đồng dân cư ven biển nhằm giảm thiểu hành vi sử dụng túi nhựa trong thời gian tới đã được đề xuất.
Download
Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với đặc trưng là sự gia tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng người cao tuổi trong dân số, đây cũng là xu hướng tất yếu và chứa đựng đồng thời cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng không phải là cản trở hoặc loại bỏ tiến trình lịch sử này mà là phải đối mặt với thực tế của già hóa dân số, chủ động tìm ra các chiến lược và biện pháp đối phó nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển bền vững, đồng thời tối đa hóa lợi ích của già hóa dân số cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Mục tiêu chính của bài viết nhằm mô tả các đặc điểm cơ bản của tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam, từ đó xem xét các cơ hội và thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Bài viết cũng đưa ra các chính sách và biện pháp đối phó từ bốn khía cạnh quan trọng: (1) Chính sách dân số và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực người cao tuổi; (2) Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; (3) Cải cách hệ thống hưu trí; và (4) Tăng tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia nhằm phản ứng kịp thời với sự già hóa dân số cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Download
|