Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 36(3) , Tháng 3/2025, Trang *-*


Áp dụng lý thuyết hành vi dự định để giải thích hành vi giảm lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò của nhận diện xanh
Applying the Theory of Planned Behavior to Explain Vietnamese Consumers’ Food Waste Reduction Behavior: The Role of Green Self-Identity
Đặng Hoàng Thái Hiền

DOI: 10.24311/jabes/2025.36.3.07
Tóm tắt
Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu trước bằng cách tích hợp khái niệm nhận diện xanh được vận hành như sự tự nhận diện bản thân dựa trên giá trị môi trường và hành vi bền vững vào mô hình mở rộng của Lý thuyết Hành vi Dự định (TPB) trong bối cảnh tiêu thụ thực phẩm tại nhà hàng. Nhận diện xanh được khám phá với vai trò trực tiếp cũng như điều tiết trong các mối quan hệ giữa các thành phần trong TPB nhằm giải thích ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Phương pháp PLS-SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đánh giá giả thuyết. Kết quả cho thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan đều có tác động tích cực đến ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Đặc biệt, nhận diện xanh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn điều tiết mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình TPB, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận diện xanh trong việc thúc đẩy ý định giảm lãng phí thực phẩm tại nhà hàng. Do đó, nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về vai trò của nhận diện xanh như một khía cạnh của bản sắc cá nhân góp phần hình thành ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời tạo nền tảng cho các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm lãng phí thực phẩm tại các nhà hàng.

Abstract
This study extends previous research by integrating the concept of green self-identity, conceptualized as an individual’s self-perception grounded in environmental values and sustainable behavior, into an extended model of the Theory of Planned Behavior (TPB) in the context of food consumption in restaurants. Green self-identity is examined both as a direct factor and as a moderator in the relationships among TPB components to explain the intention to reduce food waste. The PLS-SEM method is employed to test the research model and evaluate the hypotheses. The results indicate that attitude, perceived behavioral control, and subjective norms all positively influence the intention to reduce food waste. Notably, green self-identity not only has a direct effect but also moderates the interrelationships among the TPB components, highlighting its importance in promoting the intention to reduce food waste in restaurant settings. Therefore, this study provides empirical evidence on the role of green self-identity as an aspect of personal identity that contributes to the formation of behavioral intentions to reduce food waste, while also laying the foundation for effective interventions in order to reduce food waste at restaurants.

Từ khóa
Lãng phí thực phẩm, Nhận diện xanh, Lý thuyết hành vi dự định, Việt Nam.
Food waste, Green self-identity, Theory of Planned Behavior, Vietnam
Mối quan hệ giữa tự nhận thức và lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng: So sánh cách tiếp cận tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Vai trò của kinh nghiệm đối với ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên và sự điều tiết của cảm nhận sự thú vị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của sự khiêm tốn về mặt trí tuệ của sinh viên, năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận của sinh viên kinh tế: Vai trò trung gian của động lực học tập
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Hành vi của người mua nhà trước những tín hiệu đáng ngờ của ngôi nhà
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng