|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(8)
, Tháng 8/2024, Trang *-*
|
|
Vai trò của kinh nghiệm đối với ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên và sự điều tiết của cảm nhận sự thú vị |
|
Nguyễn Thị Xuân Phúc & Trịnh Ngọc Ngân & Nguyễn Thị Kim Đang & Phạm Minh |
DOI:
Tóm tắt
Sự kết hợp giữa giáo dục và các công nghệ hỗ trợ theo thời gian thật cho phép người học có thể theo đuổi việc học bất kể giới hạn về địa lý. Tuy nhiên, những trở ngại về nguồn lực, khả năng tiếp cận và hệ thống công nghệ dẫn đến việc người học trực tuyến không còn quan tâm đến việc tiếp tục học. Bài báo chỉ ra ý định tiếp tục học chịu tác động từ kinh nghiệm, tự tin năng lực bản thân và cảm nhận thú vị của sinh viên đối với học trực tuyến. Dữ liệu được thu thập từ 510 người học từng tham dự vào các lớp học trực tuyến theo bảng câu hỏi trên Google Forms. Kết quả phân tích cho thấy kinh nghiệm tác động mạnh nhất đến nhận thức hữu ích của quá trình học trực tuyến đối với sinh viên, từ đó làm tăng thái độ và ý định tiếp tục học trực tuyến của họ. Khác với những nghiên cứu trước đó, kinh nghiệm có tác động đến tự tin năng lực bản thân. Không chỉ thế, việc nâng cao cảm nhận thú vị là trung gian khiến các mối quan hệ này trở nên tích cực hơn.
Từ khóa
Học trực tuyến; Kinh nghiệm; Nhận thức hữu ích; Niềm tin năng lực bản thân; Ý định duy trì học trực tuyến
|
|
|
Tác động của sự khiêm tốn về mặt trí tuệ của sinh viên, năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận của sinh viên kinh tế: Vai trò trung gian của động lực học tập
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này có mục đích đánh giá ảnh hưởng của các thành phần trong sự khiêm tốn về mặt trí tuệ của sinh viên và năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận thông qua vai trò trung gian của động lực học tập. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc mở rộng lý thuyết về sự khiêm tốn về mặt trí tuệ trong đánh giá tác động tới kiến thức thu nhận trong lĩnh vực giáo dục đại học. Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc của 538 sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội cho thấy một số thành phần sự khiêm tốn về mặt trí tuệ và năng lực giảng viên có tác động tích cực đến động lực học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên. Động lực học tập cũng được tìm thấy có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự khiêm tốn về mặt trí tuệ, năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận. Cuối cùng, nghiên cứu cũng cung cấp một vài hàm ý quan trọng cho các trường đại học để cải tiến chương trình học thúc đẩy cải thiện kiến thức thu nhận của sinh viên trong các học phần của chương trình đào tạo. <br><br> Abstract <br>
The study aims to evaluate the impact of intellectual humility, instructor capability, and learning motivation on the acquired knowledge of business students. The research model is developed by extending the intellectual humility theory, instructor capability, and learning motivation. The analysis results from 538 business students at universities in Hanoi indicate that some components of intellectual humility and instructor capability have impacts on learning motivation and acquired knowledge of students. Specifically, learning motivation plays a mediating role in the relationship between intellectual humility, instructor capability, and acquired knowledge. The study also provides important implications for lecturers and students to enhance teaching and learning activities and improve acquired knowledge of students.
Download
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay rất nhiều sinh viên đang sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên Đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên Đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học.
Mối Quan Hệ giữa Tự Nhận Thức và Lãng Phí Thực Phẩm của Người Tiêu Dùng: So Sánh Cách Tiếp Cận Tập Trung vào Biến Số và Tập Trung vào Cá Nhân
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa 04 loại tự nhận thức tiêu dùng bậc cao (CID: đạo đức, hợp lý, tiết kiệm, và lãng phí) với thái độ, ý định và hành vi liên quan đến lãng phí thực phẩm, thông qua so sánh hai cách tiếp cận: tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân. Cách tiếp cận tập trung vào biến số cho thấy CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ cùng chiều với thái độ và ý định, trong khi CID-lãng phí có mối quan hệ trái chiều. CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ ngược chiều với hành vi, trong khi CID-lãng phí lại có mối quan hệ cùng chiều. Cách tiếp cận tập trung vào cá nhân xác định 03 nhóm tiêu dùng: Nhóm xanh, Nhóm cân bằng và Nhóm lãng phí. Nhóm xanh phản đối mạnh mẽ lãng phí thực phẩm, có ý định tiết giảm cao và hành vi lãng phí thấp nhất. Ngược lại, Nhóm lãng phí có mức độ lãng phí cao nhất, thái độ ít tích cực nhất và ý định yếu nhất. Nhóm cân bằng có mức độ thái độ, ý định và hành vi ở giữa 03 nhóm. Kết quả từ hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau, cung cấp cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa 04 loại CID tổng quát và các kết cục về lãng phí thực phẩm.
Mối quan hệ giữa hành vi khiếm nhã và sự kiệt sức trong học tập của sinh viên Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hành vi khiếm nhã là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên. Nó gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét mức độ tác động của hành vi khiếm nhã đến tình trạng kiệt sức trong học tập của sinh viên thông qua lý thuyết sự kiện ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng lý thuyết bảo tồn nguồn lực nhằm giải thích vai trò của sự tha thứ đối trong mối quan hệ giữa hành vi khiếm nhã và kiệt sức trong học tập. Mô hình nghiên cứu được kiểm định dựa trên 265 quan sát thu thập được từ các sinh viên trong khoảng thời gian từ tháng 06 đến tháng 07/2023. Kết quả cho thấy hành vi khiếm nhã đã gây ra tác động tiêu cực đến sinh viên và từ đó gây ra sự kiệt sức trong học tập. Một phát hiện thú vị của nghiên cứu là sự tha thứ đóng vai trò như một yếu tố tích cực làm suy yếu ảnh hưởng của hành vi khiếm nhã tác động đến các cảm xúc và nguồn động lực. Nghiên cứu này cũng đề xuất những hàm ý và giải pháp liên quan. <br>Abstract <br><br>
Incivility is one of the leading causes affecting the psychology of students. It causes negative effects affecting academic performance. Therefore, the study aims to examine the impact of incivility behavior on students' academic burnout through affective events theory. In addition, the study also uses conservation of resources theory to explain the role of forgiveness in the relationship between incivility and academic burnout. The conceptual model is tested based on 265 student observations collected from June to July 2023. The results confirmed that incivility had a negative impact on students and thereby caused academic burnout. An interesting finding of the research is that forgiveness is a positive factor in weakening the influence of incivility on emotions and motivations. This study also proposes related implications and solutions
Download
Lãnh đạo chuyển dạng, niềm tin cảm xúc, động lực nội tại và sự sáng tạo: Một phân tích tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu nhằm khám phá mối quan hệ giữa các nhân tố lãnh đạo chuyển dạng (Transformational leadership - LĐCD), niềm tin cảm xúc (Affective trust - NTCX), động lực nội tại (Intrinsic motivation - ĐLNT) và sự sáng tạo (Creativity - SST). Nghiên cứu thực hiện tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính tại Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm định tính và định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng LĐCD và NTCX có mối quan hệ dương với ĐLNT và SST, LĐCD có mối quan hệ dương với NTCX, ĐLNT có mối quan hệ dương với SST, ĐLNT là biến trung gian ảnh hưởng đến sự tác động của LĐCD, đồng thời NTCX lên SST, NTCX là biến trung gian ảnh hưởng đến sự tác động của LĐCD lên SST. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị chú trọng vào vai trò tiền tố của LĐCD là nguồn gốc hình thành NTCX, ĐLNT, SST để nâng cao tính sáng tạo từ đó cải thiện chất lượng giáo dục đại học. Kết quả của nghiên cứu kỳ vọng lấp một khoảng trống quan trọng trong lý thuyết vốn nhân lực với nét đặc trưng của lĩnh vực giáo dục đại học công lập tự chủ tài chính tại Việt Nam. <br> <br> <strong>Abstract</strong>
The purpose of the study is to explore the relationship between the factors Transformational leadership, Affective trust, Intrinsic motivation, and Creativity. Conducting this research at self-finance public universities in Vietnam by combining the qualitative and quantitative methods. Data were collected via questionnaire reference. Research results show that Transformational leadership and Affective trust have positive relationships with Intrinsic motivation and Creativity, Transformational leadership has a positive relationship with Affective trust, Intrinsic motivation has a positive relationship with Creativity, Intrinsic motivation is the mediating variable affecting the impact of Transformational leadership and Affective trust on Creativity, Affective trust is the mediating variable influence on the effect of Transformational leadership on Creativity. As a result, early relief helps important leaders into the role of the prefix of Transformational leadership as the origin to Affective trust, Intrinsic motivation, Creativity to enhance creativity thereby improving the quality of higher education. Research results are expected to fill an important gap on the theory of human capital in Vietnamese self-finance public higher education.
Download
|