Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 35(9) , Tháng 9/2024, Trang 56-69


Kích thích trí tuệ của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới: vai trò của điều chỉnh nhiệm vụ và tự tin sáng tạo
Supervisor Intellectual Stimulation and Subordinate Creativity: The Role of Task Crafting and Creative Self-Efficacy
Phan Quoc Tan & Pham To Thuc Han & Le Cong Thuan & Tran Ngoc Phuong Anh

DOI: 10.24311/jabes/2024.35.9.
Tóm tắt
Mặc dù kích thích trí tuệ của quản lý ảnh hưởng đến sự sáng tạo của cấp dưới, nhưng mối quan hệ này không nhất quán. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là khám phá và kiểm định vai trò trung gian của sự điều chỉnh nhiệm vụ và vai trò điều tiết của tự tin sáng tạo của cấp dưới để hiểu sâu hơn mối quan hệ này. Dựa vào mô hình năng lực - động lực - cơ hội, nghiên cứu này giải quyết mối quan hệ không nhất quán giữa kích thích trí tuệ của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới bằng cách kiểm định vai trò trung gian của điều chỉnh nhiệm vụ và vai trò điều tiết của tự tin sáng tạo. Nghiên cứu này sử dụng SEM để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều chỉnh nhiệm vụ là trung gian liên kết ảnh hưởng của kích thích trí tuệ của quản lý đến sự sáng tạo của cấp dưới. Nghiên cứu này là một trong các nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cho thấy điều chỉnh nhiệm vụ là cơ chế trung gian liên kết tác động của quản lý đến sự sáng tạo của cấp dưới. Hơn nữa, tự tin sáng tạo củng cố tích cực mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy sự tương tác giữa tự tin sáng tạo và kích thích trí tuệ của quản lý sẽ giúp nhân viên đạt được mức hiệu suất sáng tạo cao hơn.

Abstract
Although supervisor intellectual stimulation affects subordinate creativity, the relationship is remains inconsistent. Therefore, the purpose of this study is to explore and test the mediating role of task crafting and the moderating role of creative self-efficacy to gain a deeper understanding of this relationship. Based on the ability-motivation-opportunity framework, this study addresses the inconsistent relationship between supervisor intellectual stimulation and subordinate creativity by testing the mediating role of task crafting and the moderating role of creative self-efficacy. This study employed SEM to test the hypotheses. The results show that task crafting mediates the relationship between supervisor intellectual stimulation and subordinate creativity. This study is one of the first to provide evidence that task crafting serves as a mediating mechanism linking the effect of supervisor intellectual stimulation on subordinate creativity. Furthermore, creative self-efficacy positively reinforces this relationship. The results indicate that the interaction between creative self-efficacy and supervisor intellectual stimulation helps employees achieve higher levels of creative performance.

Từ khóa
Điều chỉnh nhiệm vụ; kích thích trí tuệ của quản lý; sự sáng tạo của cấp dưới; tự tin sáng tạo
Task crafting; Intellectual stimulation; Subordinate creativity; Creative self-efficacy
Download
Tác động của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới ý định nghỉ việc: Vai trò điều tiết của vốn tâm lý
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Phản hồi phát triển của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới: vai trò của điều chỉnh nhiệm vụ và động lực hướng đến xã hội
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Cô đơn nơi làm việc và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của sự kiệt sức và cam kết tình cảm với tổ chức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Hiệu quả công việc và vai trò trung gian của sự phát triển, tự chủ của nhân viên ngành trang trí nội thất tại thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng