|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(12)
, Tháng 12/2021, Trang 31-45
|
|
Tác động của CSR và Marketing đến đổi mới lao động của SMEs ở Việt Nam: Tiếp cận trên biến nội sinh Networking |
|
Tu Van Binh & Ngo Giang Thy & Huynh dang Khoa & Nguyen dinh Thong |
DOI:
Tóm tắt
Dựa trên mô hình nghiên cứu hồi quy mở rộng (Extended Regression Model – ERM) để ước lượng 2.649 doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise – SMEs) tại Việt Nam, kết quả tìm thấy đã mang đến nhiều lý thú. Một trong những điều lý thú đó là: (1) Networking đóng vai trò nội sinh chi phối đến sự tác động tích cực từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) và marketing lên đổi mới lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Số lượt gặp gỡ với các nhóm liên quan tăng lên của doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội tích cực đến đổi mới lao động của doanh nghiệp. Không loại trừ doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài hay ngắn; (3) Do điều kiện về tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hướng đầu tư trái chiều giữa CSR và marketing. Điều này nghĩa là nếu CSR được quan tâm đầu tư nhiều hơn, đầu tư marketing sẽ giảm xuống, hoặc marketing được quan tâm nhiều hơn, CSR sẽ được quan tâm ít hơn; và (4) Vai trò biến nội sinh của Networking (sự kết nối) được thấy rõ hơn đối với những doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất như chế biến thực phẩm và có quy mô lớn hơn.
Từ khóa
Networking, CSR, marketing, đổi mới lao động
|
Download
|
|
Vai trò hỗ trợ của chính phủ đến sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng số liệu điều tra các điều tra của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của các năm 2011, 2013 và 2015 với số lượng khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp mỗi năm và phương pháp ước lượng mô hình hiệu ứng cố định, bài viết đánh giá ảnh hưởng của các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đến mức độ đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các DNNVV ở Việt Nam. Kết quả phân tích của bài viết cho thấy các chương trình hỗ trợ chung của Chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến nâng cao hoạt động ĐMST của DNNVV. Trong số hai nhóm chương trình hỗ trợ chính bao gồm hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ thì chỉ có chương trình hỗ trợ kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đến cải thiện hoạt động ĐMST của DNNVV. <br> <br> <strong>Abstract </strong> <br>
Using data from surveys of more than 2,000 firms each year in 2011, 2013, and 2015 and applying fixed effect estimation method, this study examines the effect of Government supporting programs on innovation engagement of small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam. The findings show that the general Government supporting programs have a positive influence on the innovation improvement of SMEs. Among two main Government supporting programs including financial and technical support, the authors find that only technical supporting programs have significant positive effects on innovation engagement while financial assistance does not add significant benefits for SMEs.
Download
THÚC ĐẨY THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP TẠI VĨNH LONG: MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ỨNG DỤNG VSSID
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Dữ liệu được thu thập từ 316 DN không tham gia BHXH, mô hình PLS-SEM và phương pháp FsQCA cho thấy các rào cản như nhận thức kém của chủ DN, mức độ xử lý vi phạm nhẹ, rủi ro không tuân thủ thấp và bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đáng kể đến hành vi không tuân thủ. Nghiên cứu cũng xác định rằng mối quan hệ với các bên liên quan (QHVCBLQ) và ứng dụng VssID giúp giảm tác động tiêu cực của các yếu tố rào cản này. Tuy nhiên, ngay cả khi có quan hệ tốt với các bên liên quan (CBLQ), DN vẫn có thể không tham gia BHXH nếu đánh giá rủi ro là thấp và có lợi thế thông tin lớn. Tương tự, việc sử dụng VssID cũng không đảm bảo tuân thủ nếu nhận thức về BHXH và QHVCBLQ kém. Dựa trên các kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để cơ quan quản lý BHXH thúc đẩy DN tích cực tham gia BHXH trong tương lai.
Hiệu quả và năng suất tổng hợp của khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích hiệu quả và năng suất tổng hợp của các tỉnh Đông Nam Bộ (ĐNB) trong giai đoạn từ 2010 - 2021. Bài báo sử dụng dữ liệu từ niên giám thống kê cấp tỉnh và phương pháp đo lường năng suất tổng hợp Färe-Primont, hiệu quả nguồn lực và phân tác các thành phần của năng suất tổng hợp. Kết quả chính cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng năng suất tổng hợp và tăng trưởng kinh tế của ĐNB trong những năm từ 2016 đến 2021. Sự khác biệt giữa các tỉnh/ thành về vấn đề tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng là rất rõ ràng. Dư địa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực là khá lớn, và có thể tăng GRDP của toàn vùng khoảng 10%, tương đương 180 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Kết quả cũng minh chứng về sự tác động của dịch bệnh và khó khăn khác trên thế giới tạo nên tác động kép tiêu cực tới xu thế giảm sút về tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất tổng hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực. Vì vậy, giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lực gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao tăng trưởng năng suất tổng hợp. <br> Abstract <br><br>
This study analyzes the efficiency and productivity of the Southeastern provinces in Vietnam during the period from 2010 to 2021. This paper utilizes data from the provincial statistical yearbooks and employs the Färe-Primont technique to measure total factor productivity (TFP), efficiency, and decomposition of the components of TFP. The key results indicate a decline in the growth momentum of both TFP and economic growth in the Southeastern provinces from 2016 to 2021. This study highlights the substantial variations in growth, productivity, efficiency, and quality of growth across the provinces. There is considerable potential for improving resource use efficiency, which could increase the gross regional domestic product (GRDP) of the entire region by around 10%, equivalent to VND 180 trillion per year. The results also demonstrate the negative impact of the global pandemic and other issues on economic growth, as well as total factor productivity and resource use efficiency. Therefore, the solution to improving the quality of resources, which is closely linked to the efficiency of capital use, is expected to contribute to enhancing overall productivity growth.
Download
Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh đến kinh tế nước ta. Lĩnh vực bị tác động nhiều nhất là xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2009 ước tính đạt khoảng 13,5 tỷ USD, chỉ tăng xấp xỉ 2,5% so với cùng kỳ 2008. Tình hình này cho thấy rất khó đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2009 là 13% theo Nghị quyết Quốc hội đã thông qua.Trong khó khăn chung đó, xuất khẩu nông sản VN vẫn có thế mạnh riêng do năng lực cạnh tranh của nước ta trên một số mặt hàng nông sản chủ yếu tương đối tốt và điều quan trọng hơn là nông sản là lương thực thiết yếu của con người. Vì vậy, cần khai thác tốt hơn thị trường xuất khẩu loại hàng hoá này. Đây không chỉ là yêu cầu ngắn hạn nhằm bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu ở các mặt hàng khác mà là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, liên quan đến mặt trận nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khoá X. Đương nhiên, trong điều kiện xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp sụt giảm, việc tăng xuất khẩu hàng nông sản càng có ý nghĩa.
Download
|