|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(3)
, Tháng 3/2025, Trang *-*
|
|
Tín dụng thương mại và khả năng định giá dựa trên chi phí biên của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong giai đoạn thắt chặt tín dụng |
|
Bach Ngoc Thang & Nguyen Thi Phuong |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.3.01
Tóm tắt
Hành vi định giá ở cấp độ doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có hàm ý quan trọng đối với chính sách quản lý cạnh tranh và chính sách tiền tệ. Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích ảnh hưởng của kênh tín dụng thương mại trong mối quan hệ với nhà cung cấp hay khách hàng, bao gồm cả cung và cầu tín dụng thương mại, đến khả năng định giá dựa trên chi phí biên của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả cung và cầu tín dụng thương mại có mối quan hệ ngược chiều với khả năng định giá dựa trên chí biên của doanh nghiệp, và điều này là rõ rệt ở nhóm doanh nghiệp có bị ràng buộc tín dụng – hay không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này lại gia tăng cung tín dụng thương mại ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tín dụng 2011-2013 để gia tăng giá bán dựa trên chi phí biên, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới lần đầu về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hành vi định giá sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Từ khóa
tín dụng thương mại, tỷ lệ giá trên chi phí biên, quản lý cạnh canh, chính sách tiền tệ.
|
|
|
Ngưỡng quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu được thực hiện để xác định quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích dựa trên số liệu tổng điều tra doanh nghiệp năm 2016 và 2020 cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu của các doanh nghiệp ở mức nhỏ, từ 50 đến 99 lao động năm 2016 và từ 25 đến 49 lao động năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp dưới ngưỡng quy mô tối ưu của Việt Nam đã giảm theo thời gian nhưng vẫn còn ở mức khá cao, trên 70% năm 2020. Kết quả phân tích cũng cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu khác nhau theo ngành và vùng kinh tế. Các ngành dịch vụ có quy mô tối ưu nhỏ trong khi đó ngành công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao có quy mô tối ưu lên đến 1000 lao động. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp của ngành này chỉ chiếm 8%. Kết quả từ bài nghiên cứu hàm ý để thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần thiết kế và thực thi các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đến ngưỡng quy mô tối ưu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp chế tạo để có thể bắt kịp các nước phát triển. <br><br>Abstract <br>
This study investigates the optimal firm size in Vietnam. Using data from the enterprise census in 2016 and 2020, the study shows that the optimal firm size in Vietnam is small, at 50–99 employees in 2016 and 25–49 employees in 2020. Though the proportion of firms under the optimal size has decreased, the share is still high at over 70% in 2020. The analysis reveals that the optimal firm size varies by industry and region. The service sector has a small optimal firm size while the medium- and high-tech manufacturing industries have an optimal firm size of up to 1000 employees. However, firms in manufacturing industries account for only 8%. Results from the study imply that to promote productivity and economic growth, Vietnam needs to design and implement policies supporting businesses to grow to their optimal size. Furthermore, it should restructure the economy to increase the manufacturing sector share in order to catch up with developed countries.
Download
Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trên thế giới ngành dịch vụ (DV) ngày càng phát triển do nhu cầu phục vụ sản xuất theo hướng hiện đại và các cá nhân đang chi tiêu một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của họ vào các loại hình dịch vụ như du lịch, nhà hàng và giải trí nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống của họ. Dịch vụ bưu chính – viễn thông, ngân hàng, tài chính, phát triển kinh doanh, bảo hiểm phát triển sôi động. Ngoài ra, người tiêu dùng cá nhân cũng chi nhiều hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhu cầu các ngành dịch vụ đang gia tăng đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ. Một số ngành dịch vụ ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá nhanh và đang từng bước mở rộng quy mô. Cụ thể là dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, du lịch, viễn thông,v.v.. Nhưng nhìn chung trong nhiều năm qua, sức tăng trưởng của ngành DV vẫn còn chậm, khu vực DV chiếm tỉ lệ % trong GDP 10 năm qua hầu như không đổi làm hạn chế khả năng đóng góp của các ngành DV vào phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bài viết này sẽ khái quát về vị trí của DV trong cơ cấu GDP, tình hình phát triển các ngành dịch vụ ở VN, tìm ra những thách thức, khó khăn để đề ra giải pháp phát triển. Nội dung bài viết bao gồm: (1) Khái quát cơ cấu kinh tế VN trong những năm qua và vị trí của khu vực DV; (2) Xác định những cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ; (3) Định hướng và giải pháp phát triển các ngành DV.
Download
|