|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 233
, Tháng 3/2010, Trang 12-16
|
|
Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam |
|
Nguyen dong Phong |
DOI:
Tóm tắt
Trên thế giới ngành dịch vụ (DV) ngày càng phát triển do nhu cầu phục vụ sản xuất theo hướng hiện đại và các cá nhân đang chi tiêu một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của họ vào các loại hình dịch vụ như du lịch, nhà hàng và giải trí nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống của họ. Dịch vụ bưu chính – viễn thông, ngân hàng, tài chính, phát triển kinh doanh, bảo hiểm phát triển sôi động. Ngoài ra, người tiêu dùng cá nhân cũng chi nhiều hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhu cầu các ngành dịch vụ đang gia tăng đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ. Một số ngành dịch vụ ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá nhanh và đang từng bước mở rộng quy mô. Cụ thể là dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, du lịch, viễn thông,v.v.. Nhưng nhìn chung trong nhiều năm qua, sức tăng trưởng của ngành DV vẫn còn chậm, khu vực DV chiếm tỉ lệ % trong GDP 10 năm qua hầu như không đổi làm hạn chế khả năng đóng góp của các ngành DV vào phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bài viết này sẽ khái quát về vị trí của DV trong cơ cấu GDP, tình hình phát triển các ngành dịch vụ ở VN, tìm ra những thách thức, khó khăn để đề ra giải pháp phát triển. Nội dung bài viết bao gồm: (1) Khái quát cơ cấu kinh tế VN trong những năm qua và vị trí của khu vực DV; (2) Xác định những cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ; (3) Định hướng và giải pháp phát triển các ngành DV.
Từ khóa
kinh tế,dịch vụ,phát triển,cơ cấu kinh tế,
|
Download
|
|
Tín dụng thương mại và khả năng định giá dựa trên chi phí biên của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong giai đoạn thắt chặt tín dụng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hành vi định giá ở cấp độ doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có hàm ý quan trọng đối với chính sách quản lý cạnh tranh và chính sách tiền tệ. Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích ảnh hưởng của kênh tín dụng thương mại trong mối quan hệ với nhà cung cấp hay khách hàng, bao gồm cả cung và cầu tín dụng thương mại, đến khả năng định giá dựa trên chi phí biên của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả cung và cầu tín dụng thương mại có mối quan hệ ngược chiều với khả năng định giá dựa trên chí biên của doanh nghiệp, và điều này là rõ rệt ở nhóm doanh nghiệp có bị ràng buộc tín dụng – hay không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này lại gia tăng cung tín dụng thương mại ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tín dụng 2011-2013 để gia tăng giá bán dựa trên chi phí biên, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới lần đầu về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hành vi định giá sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Ngưỡng quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu được thực hiện để xác định quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích dựa trên số liệu tổng điều tra doanh nghiệp năm 2016 và 2020 cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu của các doanh nghiệp ở mức nhỏ, từ 50 đến 99 lao động năm 2016 và từ 25 đến 49 lao động năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp dưới ngưỡng quy mô tối ưu của Việt Nam đã giảm theo thời gian nhưng vẫn còn ở mức khá cao, trên 70% năm 2020. Kết quả phân tích cũng cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu khác nhau theo ngành và vùng kinh tế. Các ngành dịch vụ có quy mô tối ưu nhỏ trong khi đó ngành công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao có quy mô tối ưu lên đến 1000 lao động. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp của ngành này chỉ chiếm 8%. Kết quả từ bài nghiên cứu hàm ý để thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần thiết kế và thực thi các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đến ngưỡng quy mô tối ưu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp chế tạo để có thể bắt kịp các nước phát triển. <br><br>Abstract <br>
This study investigates the optimal firm size in Vietnam. Using data from the enterprise census in 2016 and 2020, the study shows that the optimal firm size in Vietnam is small, at 50–99 employees in 2016 and 25–49 employees in 2020. Though the proportion of firms under the optimal size has decreased, the share is still high at over 70% in 2020. The analysis reveals that the optimal firm size varies by industry and region. The service sector has a small optimal firm size while the medium- and high-tech manufacturing industries have an optimal firm size of up to 1000 employees. However, firms in manufacturing industries account for only 8%. Results from the study imply that to promote productivity and economic growth, Vietnam needs to design and implement policies supporting businesses to grow to their optimal size. Furthermore, it should restructure the economy to increase the manufacturing sector share in order to catch up with developed countries.
Download
Ảnh hưởng của Sensory Marketing đến cảm nhận về chất lượng và sự hài lòng với dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kích thích giác quan của người tới khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập tới cảm nhận chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của họ thông qua khảo sát với 619 người dân Việt Nam đến từ 52 tỉnh thành. Kết quả cho thấy, các kích thích xúc giác, thị giác, khứu giác và vị giác có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cảm nhận và sự hài lòng của họ khi trải nghiệm dịch vụ y tế. Một số khuyến nghị ứng dụng marketing giác quan nhằm cải thiện cảm nhận và gia tăng sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ y tế đã được đề xuất nhằm cải thiện hình ảnh của các bệnh viện công cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân về chất lượng dịch vụ xứng tầm. Nghiên cứu đã củng cố thêm cho các nghiên cứu trước đây và phát triển mô hình sensory marketing khi đánh giá cảm nhận chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. <br> <br> <strong>Abstract</strong><br>
The article assesses the influence of sensory stimuli of patients who come for medical examination and treatment at Vietnam public hospitals on their perceived service quality and satisfaction through a survey of 619 people from in 52 provinces and cities. The results show that tactile, visual, olfactory, and taste stimuli significantly influence on perceived quality and customer satisfaction when experiencing public medical services. Some discussions and recommendations on applying sensory marketing to improve the perception and increase satisfaction toward quality of health services have been proposed, to improve the brand image of public hospitals as well as ensure the customer’s interests in terms of service quality. The study has reinforced previous studies and developed the Sensory Marketing model when assessing perceived quality and customer satisfaction
Download
Hành vi thực hành xanh trong ngành lưu trú: Vai trò của niềm tin tổ chức xanh, nhận dạng tổ chức xanh và lãnh đạo chuyển đổi xanh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hành vi thực hành xanh đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các nghiên cứu về phát triển bền vững. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu về hành vi này chủ yếu tập trung vào vấn đề chung trong khi các tiền đề cơ bản bên trong giải thích hành vi thực hành xanh của người lao động vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để trong nhiều bối cảnh thị trường khác nhau. Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để phân tích dữ liệu thu được từ 315 nhân viên tại các khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam. Kết quả 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Hành vi thực hành xanh trong tổ chức chịu tác động bởi: niềm tin tổ chức xanh; nhận dạng tổ chức xanh và lãnh đạo chuyển đối xanh. Trong khi, nhận dạng tổ chức xanh đóng vai trò trung gian hoàn toàn trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi xanh và hành vi thực hành xanh. Đặt biệt, mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi xanh và hành vi thực hành xanh được tăng lên bởi vai trò điều tiết của niềm tin tổ chức. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp tổ chức phát huy vai trò của nhân viên nâng cao hành vi thực hành xanh. <br><br> <strong>Abstract </strong>
Green practices behavior has become an important topic in research on sustainable development. However, most of the green practices behavior researchers mainly focus on the general problem while the fundamental factors within the organization that explain green practices behavior have not yet been properly resolved thoroughly in a variety of market perspectives. The study uses a structural equation model to analyze data obtained from 315 employees at high-end hotels/resorts in Vietnam. Results 5/5 hypotheses are supported. Green practices behavior is influenced by: Green organizational trust, green organizational identity and green transformation leadership. Additionally, green organizational identity plays a completely mediating role in the relationship between green transformation leadership and green practices behavior. In particular, the relationship between green transformation leadership and green practice innovation is enhanced by the moderator role of organizational trust. Based on the research results, the article proposes a number of policy recommendations to help organizations promote the role of employees in enhancing green practices behavior.
Download
Nhận diện hình ảnh và tính cách thương hiệu vùng liên kết du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định hình ảnh và tính cách thương hiệu của điểm đến du lịch vùng liên kết TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thực hiện nhiều phương pháp như: Thu thập, phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp lắng nghe khách hàng. Thông qua đó, đề tài đã khám phá được hình ảnh thương hiệu chung của vùng liên kết như sông nước, thuyền/ ghe chở sản vật gắn với các hình ảnh biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh; đồng thời, xác định được tính cách thương hiệu đặc trưng của vùng liên kết như: Sự thân thiện, ngọt ngào, an toàn nhưng vẫn rất trẻ trung, sống động, nhiều sắc màu và luôn hướng về tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu này đã thảo luận các đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng nhằm thúc đẩy mối liên kết vùng về du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Download
|