|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(8)
, Tháng 8/2023, Trang 91-107
|
|
Tác động của uy tín người ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại: Vai trò của mối quan hệ xã hội một chiều và bài đăng kể chuyện |
The Impact of Influencer Credibility on Repurchase Intention: The Role of Parasocial Relationship and Storytelling Post |
Nguyễn Trần Bá Ngữ & Nguyễn Thị Mai Trang |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của đặc điểm độ uy tín của người ảnh hưởng trên mạng xã hội đến ý định mua lặp lại của người theo dõi thông qua mối quan hệ trung gian của mối quan hệ xã hội một chiều và tác động điều tiết của bài đăng kể chuyện trong bối cảnh tiếp thị người ảnh hưởng. Dữ liệu tiến hành thu thập trên 300 người dùng mạng xã hội đã có kinh nghiệm mua sắm sau khi theo dõi nội dung của người ảnh hưởng đăng tải. Kết quả cho thấy rằng (1) độ uy tín của người ảnh hưởng (chuyên môn, độ tin cậy, sự hấp dẫn) có tác động tích cực đến mối quan hệ xã hội một chiều, sau đó (2) mối quan hệ xã hội một chiều có tác động tích cực đến ý định mua lặp lại, và phát hiện ra vai trò điều tiết của bài đăng kể chuyện trong mối quan hệ này.
Abstract
This study examines the influence of social media influencers’ credibility on followers’ repurchase intention by focusing on the mediating role of parasocial relationships and the moderating role of storytelling posts in the influencer marketing context. Data was collected from 300 social media users who had a shopping experience after viewing the content posted by the influencer. The results showed that (1) the influencer’s credibility (expertise, trustworthiness, attractiveness) has a positive impact on the parasocial relationship, then (2) the parasocial relationship has a positive effect on repurchase intention, (3) and this relationship is moderated by storytelling post.
Từ khóa
Người ảnh hưởng trên mạng xã hội; Độ uy tín của người ảnh hưởng; Mối quan hệ xã hội một chiều; Bài đăng kể chuyện; Ý định mua lặp lại Social media influencer; Influencer credibility; Parasocial relationship; Storytelling post.
|
Download
|
|
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay rất nhiều sinh viên đang sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên Đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên Đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học.
Thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh ở Việt Nam: Vai trò của các giá trị tiêu dùng trong việc hình thành thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam qua lăng kính Lý thuyết Giá trị tiêu dùng (TCV) và Lý thuyết hành vi dự định (TPB). Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên 248 người tiêu dùng tại TP. HCM. Kết quả cho thấy giá trị chức năng - giá cả, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị môi trường tác động tích cực lên thái độ của người tiêu dùng. Thái độ cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các yếu tố này và ý định mua sản phẩm xanh. Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ giữa giá trị chức năng – chất lượng, giá trị điều kiện, giá trị nhận thức với thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã mở rộng tài liệu về ý định tiêu dùng bền vững ở Việt Nam bằng cách xác định các cơ chế làm cơ sở cho các liên kết này. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
This study aims to investigate factors that promote Vietnamese purchase intention for green products through lenses of the Theory of Consumption Value (TCV) and the Theory of Planned Behavior (TPB). An online questionnaire survey was conducted in Ho Chi Minh City, Vietnam. The partial least square structural equation method (PLS-SEM) was adopted to examine our research model with 248 samples. The results revealed that functional value – price, social value, emotional value, environmental value have a significant positive relationship with consumer attitude towards green products. Attitude also acts as a mediator in the relationship between these factors and consumers' intention to purchase green products. The authors find no evidence on the relationship between functional value – quality, conditional value, epistemic value with consumer attitudes. This inquiry extends the literature on consumer behavior in a sustainable consumption context by identifying the mediation mechanisms underlying this link. This paper concludes with implications of the findings for marketers, as well as potential directions for further research.
Download
Mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường, chủ nghĩa tối giản và hạnh phúc của người tiêu dùng: Vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động thái độ bảo vệ môi trường (EP) lên hạnh phúc khách hàng (CH) (hạnh phúc tài chính, hạnh phúc chủ quan) thông qua chủ nghĩa tối giản (CM). Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận (PCE) và sự cởi mở để thay đổi (OTC) trong mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Dữ liệu từ 344 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ bảo vệ môi trường tác động tích cực đến chủ nghĩa tối giản, từ đó tác động đến hạnh phúc của người tiêu dùng bao gồm cả hạnh phúc tài chính và hạnh phúc chủ quan. Hơn nữa, hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi điều tiết mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Cuối cùng, những phát hiện này cung cấp các hàm ý lý thuyết và thực tiễn quan trọng.
Di chuyển bền vững tại đô thị Việt Nam: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe điện.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do tình trạng quá tải phương tiện giao thông cá nhân gây ra như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng. Và xe điện được coi là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề trên. Tuy nhiên, thay vì khuyến khích hành vi mua xe điện cá nhân, nghiên cứu này tập trung vào dịch vụ vận tải hành khách bằng xe điện – một giải pháp phù hợp với một quốc gia đang phát triển có nhiều đặc thù như Việt Nam. Với 08 giả thuyết về động cơ dẫn đến ý định sử dịch vụ vận tải hành khách bằng xe điện, dữ liệu được thu thập từ cuộc khảo sát với 352 cá nhân tại Hà Nội và được xử lý bằng phần mềm SmartPLS 4.0. Kết quả cho thấy: ngoại trừ yếu tố chính sách của chính phủ, vai trò tác động của các yếu tố chuẩn mực cá nhân ủng hộ môi trường, cảm nhận tính hữu ích, hệ thống giao thông xanh và ý định sử dụng được xác nhận. Các kết quả này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu giảm phát thải và thúc đẩy di chuyển bền vững tại Việt Nam.
Liên kết truyền miệng trực tuyến về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá mối liên hệ giữa truyền miệng trực tuyến (eWOM) về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim (ĐĐXHTP) trên nền tảng mô hình Kích thích-Chủ thể-Phản ứng (S-O-R). Nghiên cứu này được thực hiện trên 499 đáp viên là người Việt Nam có xem phim và bình luận trực tuyến về phim. Kết quả nghiên cứu cho thấy eWOM về phim có thể làm gia tăng ý định lựa chọn các điểm đến xuất hiện trong phim thông qua ba con đường: (i) gia tăng sự quen thuộc điểm đến, (ii) củng cố hình ảnh thương hiệu điểm đến, và (iii) gia tăng sự cộng hưởng giữa sự quen thuộc điểm đến hình ảnh thương hiệu điểm đến. Nghiên cứu mang lại những đóng góp mới về mặt lý thuyết liên quan đến vai trò của eWOM về phim đối với ý định hành vi của du khách đối với điểm đến xuất hiện trong phim. Đồng thời, gợi ý những hàm ý quản trị cho các cơ quan quản lý điểm đến (Destination Management Organization ¬– DMO) và các doanh nghiệp du lịch (DNDL) trong xu thế du lịch theo bối cảnh phim ngày càng phát triển. <br><br>Abstract <br>
This study aims to explore the relationship between online word-of-mouth (eWOM) about movies, destination familiarity, and destination brand image with the intention of choosing film-featured destinations based on the Stimulus-Organism-Response (S-O-R) model. The research was conducted on 499 Vietnamese respondents who watched movies and read online reviews about them. The findings show that eWOM about movies can increase the intention to choose film-featured destinations through three pathways: (i) increasing destination familiarity, (ii) reinforcing destination brand image, and (iii) enhancing the resonance between destination familiarity and destination brand image. This study contributes new theoretical insights into the role of eWOM about movies in shaping tourists' behavioral intentions toward film-featured destinations. It also provides managerial implications for destination management organizations and tourism businesses in the growing trend of film-induced tourism.
Download
|