|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(11)
, Tháng 11/2018, Trang 25-37
|
|
Tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt Nam |
|
Pham Thi Hoang Anh & Lai Thi Thanh Loan |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến mức dự trữ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại nền kinh tế có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Dựa trên dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007–2017, nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy khi thanh khoản thị trường tài chính gia tăng sẽ giúp các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ dự trữ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế khá thú vị là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản hơn so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần trong cùng điều kiện thị trường, mặc dù điều này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy ngẫu nhiên dựa trên dữ liệu bảng cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tăng lên sẽ giúp thanh khoản tài sản tăng lên. Ngoài ra, lạm phát là biến số vĩ mô duy nhất được chứng minh tác động thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản của ngân hàng.
Từ khóa
Thanh khoản; Thị trường tài chính; Ngân hàng thương mại; Việt Nam.
|
Download
|
|
Vai trò điều tiết của giới hạn tăng trưởng tín dụng: tác động khác biệt lên doanh nghiệp bất động sản và phi bất động sản tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này so sánh tác động điều tiết của chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đối với mối quan hệ phi tuyến giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn 2004-2023 giữa nhóm doanh nghiệp bất động sản và phi bất động sản. Sử dụng dữ liệu bảng cùng với mô hình tĩnh và động, nghiên cứu xác nhận mối quan hệ phi tuyến dạng chữ U ngược giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cho thấy tín dụng quá mức có thể gây hại. Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp bất động sản nhạy cảm tiêu cực hơn (hiệu quả suy giảm mạnh hơn) với mức tín dụng cao so với các doanh nghiệp khác. Quan trọng hơn, chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng có tác động điều tiết tích cực, làm giảm bớt mức độ suy giảm hiệu quả hoạt động khi tín dụng tăng cao, làm phẳng đường cong chữ U ngược. Đáng chú ý, tác động tích cực này thể hiện mạnh mẽ hơn đáng kể đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản. <br><br>Abstract<br>
This study compares the moderating effect of Vietnam's credit growth limit policy on the nonlinear relationship between bank credit and firm performance during the 2004-2023 period, differentiating between real estate and non-real estate firms. Using panel data along with static and dynamic models, the study confirms an inverted U-shaped nonlinear relationship between bank credit and firm performance, indicating that excessive credit can be detrimental. The results indicate that real estate firms are more negatively sensitive (experiencing a sharper decline in performance) to high credit levels compared to other firms. More importantly, the credit growth limit policy has a positive moderating effect, mitigating the decline in performance when credit levels are high and flattening the inverted U-shaped curve. Notably, this positive effect is significantly stronger for the real estate firm group.
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính tại ngân hàng thương mại.
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết xem xét tác động của quản trị công ty (QTCT) đến hiệu quả tài chính (HQTC) ngân hàng với vai trò trung gian của công bố thông tin về công cụ tài chính (Financial instrument disclosure- FID). Nghiên cứu sử dụng mẫu 21 ngân hàng tại Việt Nam và phân tích hồi quy bội với dữ liệu bảng trong 14 năm, 2010-2023. Kiểm định Sobel-Goodman và Bootstrap được sử dụng để đánh giá vai trò trung gian của FID. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (International financial reporting standard- IFRS 7) đạt khoảng 36,8%. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về vai trò trung gian FID trong mối quan hệ giữa thành viên điều hành, sở hữu nước ngoài với HQTC. Ngoài ra, trình độ học vấn, tham gia điều hành và sở hữu nước ngoài đóng góp làm tăng HQTC ngân hàng được giải thích bởi lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Hàm ý nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhanh chóng xây dụng chuẩn mực kế toán về FID, các ngân hàng cần có các chính sách kế toán thích hợp về FID nằm góp phần nâng cao HQTC hơn nữa. <br><br> Abstract: <br>
The paper examines the impact of corporate governance on financial performance of banks with the mediating role of financial instrument disclosure (FID). The study uses a sample of 21 banks in Vietnam and multiple regression analysis with panel data for 14 years, 2010-2023. Sobel-Goodman and Bootstrap tests are used to assess the mediating role of FID. The results show that the level of conformity with the requirements of International Financial Reporting Standard (IFRS 7) is about 36.8%. The study provides evidence of the mediating role of FID in the relationship between executive members, foreign ownership and financial performance. In addition, the level of education, executive participation and foreign ownership contribute to increasing the financial performace of banks, which is explained by the agency theory and the resource dependence theory. The research implication shows that Vietnam should quickly build accounting standards on FID, banks need to have appropriate accounting policies on FID to further contribute to improving financial performance.
Mối quan hệ phi tuyến tính giữa bất định chính sách kinh tế và cạnh tranh ngân hàng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của sự bất định về chính sách kinh tế đến sức cạnh tranh ngân hàng của 1.006 ngân hàng tại 20 quốc gia trên thế giới thông qua dữ liệu của Refinitiv Eikon, giai đoạn 2009‒2023. Bằng cách sử dụng phương pháp hiệu ứng tác động cố định, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi, phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay Standard Errors và IV-GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bất định chính sách kinh tế có tác động tích cực đến sức cạnh tranh ngân hàng ở cả hai chỉ số bao gồm chỉ số bất định chính sách kinh tế và chỉ số bất định thế giới. Tuy nhiên, hiệu ứng phi tuyến chỉ được tìm thấy ở chỉ số bất định chính sách kinh tế. Ngoài ra, khi xét đến mẫu các quốc gia đang phát triển và đã phát triển, chỉ số bất định chính sách kinh tế thể hiện tác động hình chữ U ngược với mẫu ngân hàng ở các quốc gia đã phát triển và tác động hình chữ U ở các quốc gia đang phát triển. Với chỉ số bất định toàn cầu, chỉ có tác động hình chữ U ngược ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó, bài viết cũng cung cấp một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng tại các quốc gia xây dựng chiến lược phù hợp vừa để ứng phó với những thay đổi trong môi trường chính sách kinh tế bất định, vừa đảm bảo tăng cường năng lực cạnh tranh.
<br><br>Abstract<br>
This study investigates the impact of economic policy uncertainty on banking competitiveness by analyzing data from 1.006 banks in 20 countries worldwide sourced from Refinitiv Eikon during the period 2009‒2023. Employing fixed effects, feasible generalized least squares, Driscoll-Kraay standard errors, and IV-GMM for panel data, the findings reveal a positive influence of economic policy uncertainty on banking sector competitiveness, as measured by both the economic policy uncertainty index and the World Uncertainty Index. However, nonlinear effects are only evident in the case of the economic policy uncertainty index. Furthermore, when examining developing and developed countries separately, the economic policy uncertainty index exhibits an inverted U-shaped relationship with banking sector competitiveness in developed countries and a U-shaped relationship in developing countries. For the World Uncertainty Index, only an inverted U-shaped relationship is found in developing countries. Consequently, this study proposes several policy implications to assist bank managers in formulating appropriate strategies to both navigate the challenges posed by the economic policy uncertainty environment and enhance their competitive edge.
Download
Mối quan hệ phi tuyến giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ phi tuyến hai chiều giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng hồi quy ngưỡng dành cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 24 NHTM trong giai đoạn 2007–2023. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của tỷ lệ an toàn vốn đến tạo thanh khoản và ngược lại, ảnh hưởng của tạo thanh khoản đến tỷ lệ an toàn vốn đều mang tính phi tuyến, cho thấy ngưỡng tồn tại. Tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn ngưỡng làm giảm tạo thanh khoản, nhưng khi vượt qua ngưỡng lại làm tăng. Ở chiều ngược lại, tạo thanh khoản thấp hơn ngưỡng làm giảm tỷ lệ an toàn vốn nhưng cao hơn mức ngưỡng lại làm tăng. Những phát hiện này cho thấy chính sách quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp giữa tạo thanh khoản và mức độ đầy đủ vốn để thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng.
<br><br>Abstract <br>
This study investigates the bidirectional nonlinear relationship between liquidity creation (LC) and the capital adequacy ratio (CAR) in Vietnamese commercial banks by employing panel threshold regression (PTR) with a sample of 24 banks from 2007 to 2023. The empirical results reveal a nonlinear impact of CAR on LC and vice versa, indicating the existence of threshold effects. Specifically, when the capital adequacy ratio falls below a certain threshold, liquidity creation decreases; however, once CAR exceeds the threshold, liquidity creation increasesn. Conversely, when liquidity creation falls below its threshold, the capital adequacy ratio decreases, whereas exceeding the liquidity creation threshold leads to an increase in CAR. These findings highlight the need for policymakers to coordinate liquidity creation and capital adequacy policies to foster a sound banking system.
Download
|