|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(7)
, Tháng 7/2019, Trang 21-42
|
|
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Vai trò điều tiết hoạt động kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam |
|
Từ Thanh Hoài & Nguyễn Phong Nguyên |
DOI:
Tóm tắt
Dựa trên lý thuyết hợp pháp và lý thuyết cơ sở nguồn lực doanh nghiệp, nghiên cứu này xây dựng và kiểm định một mô hình trung gian – điều tiết về quá trình hệ thống kiểm soát nội bộ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ngày càng được quan tâm bởi các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả kiểm định từ dữ liệu khảo sát 169 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy cấu trúc kiểm soát nội bộ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng cường sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu này đem lại một số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam để tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và xây dựng cơ chế trách nhiệm xã hội nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Từ khóa
Kiểm soát nội bộ; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; kết quả hoạt động kinh doanh.
|
Download
|
|
Mô hình Văn hóa An toàn Thông tin Kế toán: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong thế giới kỹ thuật số phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các công nghệ an toàn tiên tiến và các cơ chế khác hỗ trợ cho mục đích an toàn thông tin (IS), đặc biệt là thông tin kế toán, bởi sự gia tăng về độ phức tạp và các loại nguy cơ ngày càng gia tăng và biến động không ngừng. Phát triển văn hóa an toàn thông tin (ISC) được xem là một biện pháp mang tính hiệu quả cao. Do đó, nghiên cứu này đã phát triển một mô hình cấu trúc gồm các yếu tố của ISC đó là thái độ, nhận thức, năng lực và hành vi an toàn thông tin (ISB). Dữ liệu thu thập từ 181 nhân viên đang đảm nhiệm các công việc liên quan đến kế toán và IS được phân tích bằng kỹ thuật PLS chứng minh rằng nhận thức và năng lực IS chi phối mạnh đến định hướng hành vi an toàn thông tin (BI) của nhân viên. Các cấu trúc này của ISC tạo ra những đóng góp đáng kể đến ISB. Những khám phá này đã cung cấp những hiểu biết mới về các yếu tố của ISC, đóng góp cho các nhà quản trị các hàm ý nhằm đạt được các mục tiêu IS kế toán. <br> Abstract <br><br>
In the complex digital world, businesses have invested in advanced security technologies and other mechanisms that support information security (IS), especially accounting information security, because of the increasing ramifications and diversity of threats, which are increasing and changing constantly. Building an information security culture (ISC) is considered a highly effective approach. Therefore, this study developed a structural model including the four dimensions of ISC which are accounting IS attitudes, awareness, competencies, and behavior (ISB). Data collected from 181 employees are analyzed by the PLS proving that information security awareness and competencies strongly impact behavior intention. These structures of the ISC create significant contributions to the ISB. The findings provide new insights about ISC, providing managers with implications for successful accounting information security.
Download
Vai trò trung gian của năng lực động trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và lợi thế cạnh tranh: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dựa trên quan điểm cơ sở nguồn lực (RBV) và quan điểm năng lực động, nghiên cứu này xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu vai trò trung gian của năng lực động trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị (KTQT) phạm vi rộng và lợi thế cạnh tranh. Kết quả phân tích dữ liệu thu được từ 240 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) hoạt động tại Việt Nam cho thấy thông tin KTQT phạm vi rộng có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực thực hiện sự thay đổi, tiếp đó là năng lực tư duy chiến lược, cuối cùng là năng lực ra quyết định kịp thời. Năng lực tư duy chiến lược có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế chi phí trong khi năng lực ra quyết định kịp thời và năng lực thực hiện sự thay đổi lại quan trọng trong việc tạo ra lợi thế khác biệt. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã chứng minh năng lực động đóng vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa thông tin KTQT và lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu này cũng mang lại những hàm ý lý thuyết cũng như hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam trong quá trình tăng cường năng lực động để chuyển hóa thông tin KTQT thành lợi thế cạnh tranh bền vững.
Download
Vai trò của kế toán quản trị trong việc thúc đẩy học tập tổ chức, năng lực đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng lý thuyết cơ sở nguồn lực (RBV), lý thuyết dựa trên kiến thức (KBV) và lý thuyết bất định, nghiên cứu này kiểm định vai trò điều tiết của MAS đến mối quan hệ giữa học tập tổ chức và năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đánh giá vai trò truyền dẫn của năng lực đổi mới cho mối quan hệ giữa học tập tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 288 nhà quản lý cấp trung và cấp cao làm việc các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Kết quả kiểm định bằng PLS-SEM cho thấy: (1) Mức độ sử dụng MAS theo bốn khía cạnh: Phạm vi rộng, kịp thời, tổng hợp, thống nhất/đồng bộ đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa học tập tổ chức và năng lực đổi mới; (2) Năng lực đổi mới và mức độ sử dụng MAS đều có tác động dương và đáng kể đến KQHĐKD của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý lý thuyết và quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình vận dụng kế toán quản trị nhằm nâng cao năng lực đổi mới và KQHĐKD.
Download
Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và điều tiết của lãnh đạo đạo đức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh (GHRM) đến hành vi xanh của nhân viên (WGB) thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và vai trò điều tiết của lãnh đạo đạo đức. Các giả thuyết trong nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân tích đường dẫn với kỹ thuật bootstrap được thực hiện trên SPSS Process macro thông qua dữ liệu khảo sát 340 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy GHRM tác động gián tiếp đến WGB thông qua thái độ đối với môi trường. Hơn nữa, lãnh đạo đạo đức được xác định là yếu tố điều tiết tích cực làm gia tăng mối quan hệ gián tiếp nêu trên. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy WGB thông qua thực hành GHRM, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt môi trường cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường đến hành vi xanh của nhân viên – Một nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường (ECSR) đến hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời kiểm tra vai trò trung gian của yếu tố hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức trong mối quan hệ trên. Là một trong số rất ít nghiên cứu sử dụng lý thuyết xử lý thông tin xã hội trong lĩnh vực khách sạn, và bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành vi xanh của nhân viên chịu sự tác động tích cực đáng kể bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường, hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức. Hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa ECSR và hành vi xanh của nhân viên. Kết quả nghiên cứu củng cố vai trò quan trọng của hoạt động ECSR đối với hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn. <br><br>Abstract<br>
This study aims to explore the relationship between environmental corporate social responsibility (ECSR) and employee green behavior in the hotel sector, and test the mediating role of well-being factors and organizational identification in the above relationship. As one of the very few studies using social information processing theory in the hotel industry and using quantitative research methods, the research results have shown that employees green behavior is significantly positively influenced by the company's environmental corporate social responsibility, employee well-being, and organizational identification. Employee well-being and organizational identification play a partial mediating role in the relationship between ECSR and employee green behavior. The research results reinforce the important role of ECSR activities in the green behavior of employees in the hotel sector.
Download
|