|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(9)
, Tháng 9/2022, Trang 36-50
|
|
Chất lượng thể chế và lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia – Bằng chứng tại Việt Nam |
Institutional Quality and Investment Location Choice of Multinational Companies – A Case Study in Vietnam |
Huynh Thi Dieu Linh |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.09.03
Tóm tắt
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế tại Việt Nam đến quyết định lựa chọn nước ta làm địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) từ 18 đối tác đầu tư chính trong giai đoạn 2013-2020. Chất lượng thể chế được đo lường thông qua Chỉ số quản trị thể chế toàn cầu (Worldwide Governance Indicators) của Ngân hàng Thế giới. Dựa trên mô hình lực hấp dẫn mở rộng (augmented Gravity Model) và phương pháp hồi quy Hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect) dạng bảng, kết quả ước lượng khẳng định tầm quan trọng của môi trường thể chế tác động đến quyết định lựa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư của các MNC khi 5/6 chỉ tiêu chất lượng thể chế có ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, trong khi kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị và chất lượng lập pháp có tác động tích cực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, thì trái với dự đoán khi hiệu quả chính phủ và chất lượng hành pháp lại có tác động tiêu cực đến việc thu hút nguồn vốn này.
Abstract
The article assesses the influence of Vietnam’s institutional quality on the decision to choose our country as the investment location of multinational companies (MNCs) from 18 main investment partners over the 2013–2020 period. Institutional quality is measured through the World Bank's Worldwide Governance Indicators. Based on the augmented Gravity Model and Random effect regression method, the estimated results confirm the importance of the institutional environment affecting the decision to choose Vietnam as an investment location for MNCs, as 5/6 of the institutional quality indicators have significant influences. Specifically, while Control of Corruption, Political Stability and Regulatory Quality have a positive impact on attracting foreign direct investment into Vietnam, contrary to expectations when Government Effectiveness and Rule of Law have negative impacts on attracting this capital.
Từ khóa
chất lượng thể chế, địa điểm đầu tư, công ty đa quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam. Institutional quality; Investment location; Multinational company; Foreign direct investment; Vietnam.
|
Download
|
|
Vốn Đầu tư Gián tiếp Nước ngoài vào Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích hình thái của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm các yếu tố chi phối vốn và tương tác của loại vốn này với các biến số kinh tế vĩ mô khác. Với mẫu số liệu theo tháng từ 02/2018 đến 09/2024, mô hình vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR) ghi nhận rằng sự mất giá của đồng nội tệ (VND) dẫn đến suy giảm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), trong khi tác động của lãi suất mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và chênh lệch tăng trưởng trong nước và thế giới lại không rõ ràng. Theo chiều ngược lại, vốn FII cũng giúp củng cố giá trị đồng VND và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong các biến số vĩ mô của mô hình, tỷ giá hối đoái (VND/USD) đóng vai trò quan trọng nhất đối với độ dao động của vốn FII vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. Các kết quả này áp dụng khá đồng nhất với loại hình vốn FII làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp (FIIK), với riêng một điểm khác biệt ở mức tác động của mức lãi suất FED mạnh và tiêu cực đối với vốn FIIK. <br><br> Abstract <br>
The paper investigates the pattern of foreing indirect investment into Vietnam, including its determinants and interaction wiht other macroeconomic variables. With a monthly data sample from February 2018 to September 2024, the vector autorecovery model with time-varying coefficients (TVC-BSVAR) records that the depreciation in local currency (VND) leads to decline in foreign indirect investment (FII), while the target effective rate by US Federal Reserve System (FED) and the gap between domestic and world economic growth rate are unclear. In the opposite direction, the FII capital strengthens the value of the VND and supports domestic economic growth. Among the macroeconomic variables, the foreign exchange rate (VND/USD) plays the most important role in the variation of FII for recent years. This result applies quite simultaneously to the FII that increases the charter capital of enterprises (FIIK), only with a difference in the strong and negative FED effective rate on the FIIK.
Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tích hợp chuỗi cung ứng trực tiếp đến hiệu suất logistics và gián tiếp thông qua năng lực quản lý logistics gồm năng lực quản lý nhu cầu, năng lực quản lý vận hành và năng lực quản lý nguồn lực; cũng như sự điều tiết của môi trường logistics doanh nghiệp đến mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 392 doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) ở Đông Nam bộ Việt Nam cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng gồm ba thành tố tích hợp nội bộ, tích hợp khách hàng và tích hợp các đối tác ngành logistics ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất logistics của doanh nghiệp, mức độ tác động này sẽ gia tăng khi kết hợp với năng lực quản lý logistics. LSP có môi trường logistics càng phức tạp thì càng có xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện năng lực quản lý logistics và nâng cao hiệu suất logistics của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nâng cao hiệu suất logistics của LSP từ góc độ tích hợp chuỗi cung ứng. <br><br>ABSTRACT <br>
The study analyses the impact of supply chain integration directly on logistics performance and indirectly through logistics management capabilities including demand management capability, operation management capability and resource management capability; as well as the moderating impact of the enterprise logistics environment on this relationship. Using the partial least squares method to test the research sample of 392 logistics service providers (LSP) in the Southeast region, it shows that supply chain integration including three components of internal integration, customer integration and logistics collaborator integration has a positive impact on the logistics performance of enterprises, and this impact level will increase when combined with logistics management capabilities. The more complex the logistics environment of LSPs is, the more they tend to integrate the supply chain, thereby improving logistics management capabilities and enhancing the enterprise’s logistics performance. Thus, the study provides some managerial implications to improve the logistics performance of LSPs from the perspective of supply chain integration.
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (Generalized Method Of Moments ‒ GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty – EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), ước lượng bình phương bé nhất vững (Robust Ordinary Least Squares) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the moderating role of economic policy uncertainty (EPU) the relationship between competition and bank stability in 20 countries over the period 2009 to 2023. Using an instrumental variable (IV) approach through the generalized method of moments (GMM), based on unbalanced panel data at the bank level, the results support the competition-stability hypothesis and confirm the moderating effect of economic policy uncertainty on the relationship between bank competition and bank stability via the economic policy uncertainty index. This is firmly supported by feasible generalized least squares (FGLS) estimation, robust ordinary least squares (Robust OLS) estimation, and Driscoll-Kraay standard error regression. However, all of them do not find similar results with economic policy uncertainty measured through the world uncertainty index (WUI). The empirical findings provide specific policy implications for bank managers and policymakers in making decisions to enhance competitiveness and stabilize the banking system amid current economic policy uncertainty.
Download
Động lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển: Bằng chứng thực nghiệm từ tiếp cận học máy
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của 66 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2013-2021, nghiên cứu này triển khai các phương pháp học máy bao gồm mạng nơ-ron nhân tạo (ANN), rừng ngẫu nhiên (RFA) nhằm so sánh chất lượng dự báo với một phương pháp tiếp cận kinh tế lượng là GMM sai phân (DGMM). Trong đó, DGMM phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố đầu vào ảnh hưởng tới thu hút FDI, trong khi ANN và RF dựa vào các nhân tố có ý nghĩa thống kê để đưa ra dự báo. Kết quả cho thấy các nhân tố độ lớn thị trường, độ mở thương mại, mức độ dồi dào của lao động, sự phát triển của thị trường tài chính là những nhân tố chính trợ lực cho thu hút FDI tại các quốc gia này. Trong khi đó, xét về mặt dự báo, sai số của RF là nhỏ nhất và vượt trội so với các phương pháp so sánh. Các phát hiện của mô hình kinh tế lượng và mô hình học máy cũng được thảo luận trong nghiên cứu. <br><br> Abstract <br>
Utilizing foreign direct investment (FDI) data from 66 developing countries for the period 2013–2021, this study implements machine learning methods, including artificial neural networks (ANN) and random forests (RF), to compare predictive quality with that of an econometric approach, the difference generalized method of moments (DGMM). In this context, DGMM analyzes the relationships between the input factors influencing FDI attraction, while ANN and RF make predictions based on statistically significant factors. The results indicate that market size, trade openness, labor abundance, and financial market development are primary drivers facilitating FDI attraction in these countries. Regarding predictive accuracy, RF exhibits the lowest error and significantly outperforms the selected methods. The findings from both the econometric model and the machine learning models are also discussed in the study.
Download
Áp dụng Just-In-Time trong thu mua, sản xuất và mối quan hệ với hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường liên tục thay đổi và cạnh tranh ngày càng gia tăng đã bắt đầu đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả để có khả năng cạnh tranh bền vững. Vì vậy, gần đây chuỗi cung ứng hiệu quả đã trở thành một công cụ quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống điều hành sản xuất Just-In-Time là hệ thống vận hành hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng theo nguyên tắc loại bỏ lãng phí, giảm thiểu tồn kho. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của áp dụng JIT trong thu mua, sản xuất đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với với 10 giả thuyết và được kiểm định trên 172 doanh nghiệp. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SmartPLS. Kết quả cho thấy việc áp dụng JIT trong thu mua và sản xuất đều tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua năng lực chuỗi cung ứng và hiệu quả phân phối. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng JIT tại các doanh nghiệp. <br><br>Abstract <br>
Businesses operating in a constantly changing and increasingly competitive environment have begun to pay special attention to effective supply chain management for sustainable competitiveness. Therefore, recently effective supply chains have become an important tool to increase the competitiveness of businesses. Just-in-Time production operating system is an effective operating system, applied by many businesses on the principle of eliminating waste and minimizing inventory. This study used a combination of qualitative and quantitative research methods to evaluate the impact of applying Just-in-Time in purchasing and production on supply chain efficiency in Vietnamese enterprises. The research model was proposed with 10 hypotheses and tested on 172 businesses. Data was processed using SmartPLS software. The results show that applying Just-in-Time to purchasing and production both directly and indirectly impacts supply chain efficiency through supply chain capacity and distribution efficiency. The study also proposes some management implications to improve the effectiveness of Just-in-Time applications to enterprises.
Download
|