|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 31(1)
, Tháng 1/2020, Trang 29-47
|
|
Khủng hoảng tài chính thế giới và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận theo phương pháp Bayes |
|
Phạm Hải Nam |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và các yếu tố bên trong, bên ngoài đến khả năng sinh lời (KNSL) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam và dữ liệu vĩ mô từ năm 2007 đến năm 2018, cùng với cách tiếp cận theo phương pháp Bayes và thuật toán lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính, quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, tài sản thanh khoản, tiền gửi khách hàng, dư nợ cho vay có tác động tích cực đến KNSL. Các yếu tố có tác động ngược lại là dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí trả lãi, chi phí hoạt động.
Từ khóa
Khả năng sinh lởi; Bayes; Khủng hoảng tài chính; Ngân hàng thương mại.
|
Download
|
|
Cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận theo phương pháp Bayes
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, bao gồm: Nhóm các NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối và nhóm các NHTM cổ phần tư nhân. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản đại diện cho cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Bayes thông qua thuật toán lấy mẫu Gibbs với bộ số liệu bao gồm 03 NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối và 27 NHTM cổ phần tư nhân Việt Nam trong giai đoạn 2007–2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động cùng chiều đến cấu trúc vốn của các NHTM cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối, bao gồm: Quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, thời gian hoạt động, lạm phát, tăng trưởng GDP. Các yếu tố có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn gồm: Khả năng sinh lời, tài sản thanh khoản. Đối với nhóm các NHTM cổ phần tư nhân, các yếu tố có tác động cùng chiều là: Quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, tài sản thanh khoản, tăng trưởng GDP. Các yếu tố có tác động ngược lại bao gồm: Khả năng sinh lời, thời gian hoạt động, lạm phát.
Download
Thống kê Bayes và ứng dụng trong dự báo giá chứng khoán của các ngân hàng - công ty tài chính ở Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dự báo là một vấn đề rất được quan tâm, tức là ở thời điểm hiện tại sẽ dự báo thời điểm tương lai, đặc biệt trong các ứng dụng trong kinh tế - tài chính. Một khi dự báo tốt, kết quả dự báo sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp đưa ra các chính sách quản lý cũng như các nhà đầu tư tối đa lợi nhuận. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán đến năm 2020 đòi hỏi các công ty phải chuẩn hóa hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, báo cáo chính xác và minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ các thông tin minh bạch, các nhà đầu tư có đầy đủ các thông tin giúp đưa ra các quyết định đầu tư góp vốn hiệu quả nhất. Thật vậy, thông qua việc các nhà đầu tư có các thông tin tiên nghiệm chính xác, một phần trong thống kê Bayes bên cạnh thông tin hàm hợp lý từ các giá trị quá khứ, sẽ đưa ra kết quả dự báo phù hợp với thực tế hơn nên chính xác hơn. Các bài toán dự báo ngắn hạn thường tại thời điểm t sẽ dự báo thời điểm ngay sau đó là (t+1), trong khi đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư cần phải dự báo đến thời điểm (t+3), thời điểm nhà đầu tư mới có thể giao dịch cổ phiếu mới mua, tức là nhà đầu tư mở rộng hơn kết quả dự báo nhằm lường trước các rủi ro có thể xảy ra. Hơn thế nữa, khi thị trường chứng khoán liên tục có các tin tức cập nhật nên các các tham số dự báo được coi như là hằng số không còn phù hợp. Chính vì vậy, trong bài báo này có tín hiệu tốt khi chúng tôi ứng dụng thống kê Bayes trong bài toán dự báo giá chứng khoán của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính trong khoảng thời gian đủ dài, đến thời điểm (t+3) với kết quả dự báo khoảng đúng khá cao 89.02% (dự báo khoảng với xác suất 68%).
Download
Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the price spillover effects and examine correlation between Geopolitical Risk (GPR) and financial markets in Vietnam during the period 2018–2023, covering the US – China trade war, the COVID-19 pandemic, and the Russia – Ukraine crisis. By doing so, the authors employ the spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2012) and the Cross-Quantilogram developed by Linton and Wang (2007). Empirical results illustrate that the price spillover effects between GPR and Vietnam financial markets have a high level of 31.4%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. In addition, the impact of GPR on financial markets is both positive and negative in the short term as well as gradually weaker in the medium run. These results have crucial implications for investors, portfolio managers and policymakers.
Download
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tạo thanh khoản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng kỹ thuật ước lượng S-GMM và hồi quy phân vị với mẫu gồm 25 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2022. Kết quả theo hai phương pháp ước lượng cho thấy tạo thanh khoản làm giảm khả năng sinh lời, ngược lại tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả từ phương pháp hồi quy phân vị còn cho thấy tác động tiêu cực của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời không mang tính đồng nhất, mức độ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời tăng dần theo các phân vị. Tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu làm tăng khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê tại các phân vị cao hơn (0.75, 0.8 và 0.9). Từ đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm gia tăng khả năng sinh lời. <br><br> Abstract <br>
The study analyzes the effect of liquidity creation, capital growth rate, and interaction between liquidity creation and capital growth rate on profitability of the Vietnamese commercial banks by employing S-GMM and quantile regression approach for a sample of 25 commercial banks during the 2007–2022 period. The empirical results from both estimation techniques reveal that liquidity creation affects significantly and negatively bank profitability. In contrast, capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth rate increase bank profitability. Furthermore, the results from the quantile regression approach indicate that the negative impact of liquidity creation on profitability is heterogeneous, the level of impact gradually escalates from lower to upper quantiles. Capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth increase profitability, which is statistically significant at the upper quantiles (0,75; 0,8 and 0,9). The study proposes some implications for bank managers to increase bank profitability.
Download
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số địa phương ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 259 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hỗ trợ của Chính phủ, các quy định môi trường, định hướng chiến lược và các nguồn lực của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động tích cực đến việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy các sáng kiến và thực hành xanh trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. <br><br>Abstract <br>
The objective of this study is to identify factors affecting the application of green supply chain management by small and medium-sized enterprises in some provinces and cities of Vietnam. Research data was collected from 259 small and medium-sized enterprises in Hanoi, Quang Ninh, and Ho Chi Minh city. Data analysis methods applied in this study include testing the reliability of the scale, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), and linear structural modeling (SEM). Research results show that Government Support, Environmental Regulations, Strategic Direction, and Business Resources are factors that have positive impacts on the application of green supply chain management. On that basis, the study proposes recommendations to promote green initiatives and practices in the supply chain of small and medium-sized enterprises
Download
|