|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(4)
, Tháng 4/2025, Trang *-*
|
|
Tác động của di cư đến mức độ tổn thương về an ninh lương thực hộ gia đình: Bằng chứng từ Việt Nam |
|
Võ Tất Thắng & Nguyễn Thị Bích Hiền & Trần Mỹ Huyền |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.4.04
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa di cư và tính dễ bị tổn thương về an ninh lương thực của hộ gia đình ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng từ Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) giai đoạn 2016-2018. Mô hình hiệu ứng cố định được áp dụng để phân tích tác động của các loại hình di cư khác nhau (ngắn hạn, dài hạn, lao động, phi lao động) đến tính dễ bị tổn thương về tiêu thụ 4 chất dinh dưỡng chính: năng lượng, protein, chất béo và carbohydrate. Phương pháp đo lường mức độ tổn thương dẫn đến nghèo đói (Vulnerability as Expected Poverty - VEP) được điều chỉnh để đo lường mức độ tổn thương về an ninh lương thực. Kết quả cho thấy di cư ngắn hạn vì mục đích lao động làm tăng mức độ tổn thương về an ninh lương thực, phản ánh tác động của sự thiếu hụt lao động trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu. Ngược lại, di cư dài hạn vì mục đích lao động làm giảm mức độ bị tổn thương, khi các khoản tiền gửi về trở nên ổn định và hộ gia đình tích lũy được kiến thức để cải thiện sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, tác động của di cư vì mục đích lao động cho thấy tác động mạnh hơn so với di cư không phải vì mục đích lao động ở cả hai loại hình.
Abstract
This study investigates the relationship between migration and household vulnerability to food insecurity in Vietnam, using panel data from the Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) for 2016–2018. A fixed effects model is employed to examine how different forms of migration short-term, long-term, labor-related, and non-labor-related—affect vulnerability in the consumption of four key nutrients: energy, protein, fat, and carbohydrates. The Vulnerability as Expected Poverty (VEP) approach is adapted to measure food insecurity vulnerability. Results show that short-term labor migration increases vulnerability, reflecting the adverse effects of labor shortages during the initial transition period. In contrast, long-term labor migration reduces vulnerability as remittances stabilize and households accumulate knowledge to improve production and consumption. Furthermore, labor-related migration has a stronger impact than non-labor-related migration in both short- and long-term cases.
Từ khóa
An ninh lương thực; Di cư; Tính dễ bị tổn thương; Dinh dưỡng. Food security; Migration; Vulnerability; Nutrition
|
|
|
Đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo đối với thu nhập dân cư và khuyến nghị chính sách: góc nhìn từ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá tác động của các thành phần trong chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đối với thu nhập bình quân và các nhóm thu nhập (từ nhóm 1 đến nhóm 5) của 63 tỉnh thành Việt Nam trong năm 2023. Với phương pháp hồi quy tuyến tính, kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập dân cư có ảnh hưởng cùng chiều với cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, trình độ phát triển doanh nghiệp, sản phẩm tri thức - sáng tạo - công nghệ và các tác động của đổi mới sáng tạo. Từ đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố mà mỗi địa phương cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo và cải thiện thu nhập dân cư, đó là các yếu tố về thể chế, nguồn vốn con người, nghiên cứu và phát triển. Kết quả của bài viết nêu lên những khuyến nghị chính sách góp phần cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo cũng như thu nhập dân cư.
<br><br>Abstract <br>
This article assesses the impact of components in the provincial innovation index on average income and income groups (from groups 1 to 5) of 63 provinces and cities in 2023. We employ the linear regression method to evaluate impacts of provincial innovation sub-indexes on levels of national income of Vietnam. The empirical results show that population income has a positive impact on indicators of infrastructure, market development, business development, knowledge–creative–technology products and the impacts of innovation. Results indicate factors that each local authority needs to improve the quality of innovation and improve population income, which are factors of institutions, human capital, and research and development. In accordance with empirical findings, we propose policy recommendations to improve the innovation capacity of each locality, such as: (i) high-quality human resources; (ii) international cooperation in training; and (iii) promoting scientific, technological, and innovative activities. In particular, local authorities play an important role in improving the quality of innovation as well as people's income.
Download
Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu hiện tại phân tích mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam trong miền thời gian - tần số bằng cách áp dụng các phương pháp wavelet, bao gồm kết hợp wavelet (WTC), wavelet một phần (PWC), wavelet nhiều phần (MWC) và vecto wavelet (VWC). Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp có cả tác động tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào từng khoảng thời gian - tần số. Bên cạnh đó, phân tích PWC chỉ ra rằng khi kiểm soát ảnh hưởng của yếu tố thứ ba, mối tương quan giữa hai biến số không thay đổi đáng kể, đặc biệt trong ngắn hạn và trung hạn. Trong khi đó, MWC làm rõ vai trò của yếu tố thứ ba trong việc điều chỉnh mức độ kết nối giữa hai biến số. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng quan trọng hỗ trợ hoạch định chính sách nông nghiệp bền vững, nhằm cân bằng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu. <br><br>ABSTRACT <br>
The current study analyzes the relationship between climate change and agricultural production in Vietnam within the time-frequency domain by applying wavelet methods, including wavelet coherence (WTC), partial wavelet coherence (PWC), multiple wavelet coherence (MWC), and vector wavelet coherence (VWC). The results indicate that the relationship between climate change and agricultural production exhibits both positive and negative effects, depending on specific time-frequency ranges. Besides, the PWC analysis reveals that controlling for the third factor does not significantly alter the correlation between the two variables, particularly in the short and medium term. Meanwhile, MWC highlights the role of the third factor in adjusting the strength of the connection between the two variables. These findings provide crucial evidence to support sustainable agricultural policy planning, aiming to balance economic, social, and environmental benefits in the context of climate change.
Download
|