|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(12)
, Tháng 12/2024, Trang 26-37
|
|
Đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo đối với thu nhập dân cư và khuyến nghị chính sách: góc nhìn từ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương |
Evaluating the Impact of Innovation on Population Income: Insights into Provincial Innovation Index |
Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Nhâm & Lê Văn |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.12.02
Tóm tắt
Bài viết đánh giá tác động của các thành phần trong chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đối với thu nhập bình quân và các nhóm thu nhập (từ nhóm 1 đến nhóm 5) của 63 tỉnh thành Việt Nam trong năm 2023. Với phương pháp hồi quy tuyến tính, kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập dân cư có ảnh hưởng cùng chiều với cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, trình độ phát triển doanh nghiệp, sản phẩm tri thức - sáng tạo - công nghệ và các tác động của đổi mới sáng tạo. Từ đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố mà mỗi địa phương cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo và cải thiện thu nhập dân cư, đó là các yếu tố về thể chế, nguồn vốn con người, nghiên cứu và phát triển. Kết quả của bài viết nêu lên những khuyến nghị chính sách góp phần cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo cũng như thu nhập dân cư.
Abstract
This article assesses the impact of components in the provincial innovation index on average income and income groups (from groups 1 to 5) of 63 provinces and cities in 2023. We employ the linear regression method to evaluate impacts of provincial innovation sub-indexes on levels of national income of Vietnam. The empirical results show that population income has a positive impact on indicators of infrastructure, market development, business development, knowledge–creative–technology products and the impacts of innovation. Results indicate factors that each local authority needs to improve the quality of innovation and improve population income, which are factors of institutions, human capital, and research and development. In accordance with empirical findings, we propose policy recommendations to improve the innovation capacity of each locality, such as: (i) high-quality human resources; (ii) international cooperation in training; and (iii) promoting scientific, technological, and innovative activities. In particular, local authorities play an important role in improving the quality of innovation as well as people's income.
Từ khóa
Đổi mới sáng tạo; thu nhập dân cư; chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương Innovation; Population income; Provincial index.
|
Download
|
|
Tác động của di cư đến mức độ tổn thương về an ninh lương thực hộ gia đình: Bằng chứng từ Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa di cư và tính dễ bị tổn thương về an ninh lương thực của hộ gia đình ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng từ Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) giai đoạn 2016-2018. Mô hình hiệu ứng cố định được áp dụng để phân tích tác động của các loại hình di cư khác nhau (ngắn hạn, dài hạn, lao động, phi lao động) đến tính dễ bị tổn thương về tiêu thụ 4 chất dinh dưỡng chính: năng lượng, protein, chất béo và carbohydrate. Phương pháp đo lường mức độ tổn thương dẫn đến nghèo đói (Vulnerability as Expected Poverty - VEP) được điều chỉnh để đo lường mức độ tổn thương về an ninh lương thực. Kết quả cho thấy di cư ngắn hạn vì mục đích lao động làm tăng mức độ tổn thương về an ninh lương thực, phản ánh tác động của sự thiếu hụt lao động trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu. Ngược lại, di cư dài hạn vì mục đích lao động làm giảm mức độ bị tổn thương, khi các khoản tiền gửi về trở nên ổn định và hộ gia đình tích lũy được kiến thức để cải thiện sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, tác động của di cư vì mục đích lao động cho thấy tác động mạnh hơn so với di cư không phải vì mục đích lao động ở cả hai loại hình. <br><br>Abstract <br>
This study investigates the relationship between migration and household vulnerability to food insecurity in Vietnam, using panel data from the Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) for 2016–2018. A fixed effects model is employed to examine how different forms of migration short-term, long-term, labor-related, and non-labor-related—affect vulnerability in the consumption of four key nutrients: energy, protein, fat, and carbohydrates. The Vulnerability as Expected Poverty (VEP) approach is adapted to measure food insecurity vulnerability. Results show that short-term labor migration increases vulnerability, reflecting the adverse effects of labor shortages during the initial transition period. In contrast, long-term labor migration reduces vulnerability as remittances stabilize and households accumulate knowledge to improve production and consumption. Furthermore, labor-related migration has a stronger impact than non-labor-related migration in both short- and long-term cases.
Tác động của kết nối liên tục đến địa vị nhân viên: Thông qua vai trò trung gian của thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản và vai trò điều tiết của tham gia công việc
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Kết nối liên tục ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường làm việc vì sự thuận tiện, linh hoạt hơn, và tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi. Nghiên cứu này kiểm định kết nối liên tục tác động đến địa vị nhân viên thông qua thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, với vai trò điều tiết của tham gia công việc. Mẫu nghiên cứu gồm 260 nhân viên được dùng để kiểm định mô hình đề xuất và phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM). Kết quả thể hiện kết nối liên tục tác động tích cực đến địa vị nhân viên. Nhu cầu tự chủ, năng lực, kết nối có vai trò trung gian tích cực trong mối quan hệ giữa kết nối liên tục và địa vị nhân viên. Tham gia công việc đóng vai trò như một yếu tố tăng cường tác động của việc kết nối liên tục đến nhu cầu năng lực, kết nối. Nghiên cứu này thảo luận về hàm ý lý thuyết và thực tiễn quản lý.
<br><br>Abstract <br>
Constant connectivity is increasingly vital in the workplace due to its convenience, greater flexibility, and the freedom to work anywhere and anytime. This study examines how constant connectivity affects employees’ status through basic psychological needs satisfaction, with a moderating role of job involvement. A sample of 260 employees was used to test the proposed model and PLS-SEM method. The finding revealed that constant connectivity impacted employee status. The autonomy, competence, and relatedness needs positively mediate the relationship between constant connectivity and employee status. Job involvement functions as an enhancer for the effect of constant connectivity on competence and relatedness needs satisfaction. Implications for theory and management practices are discussed in this study.
Download
Tác động của cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo quốc gia tới xu hướng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Những năm gần đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo (ĐMST) nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp và ươm mầm các doanh nghiệp công nghệ. Nghiên cứu này xem xét tác động của cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia tới xu hướng ĐMST trong doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện qua tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư và phát triển trong doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với hiệu ứng cố định và mẫu dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2011-2022, tác giả đã chỉ ra rằng doanh nghiệp gia tăng trích lập quỹ đầu tư và phát triển khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện, và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là động lực chính cho việc gia tăng trích lập này. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước cao hơn dường như có mức độ sẵn sàng ĐMST cao hơn khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng ĐMST của Nhà nước đang tạo ra những chuyển biến tích cực, và các doanh nghiệp nhà nước nên được cân nhắc như đầu tàu của chiến lược ĐMST quốc gia. <br><br> Abstract <br>
In recent years, Vietnam has increased investments in innovation infrastructure to promote corporate innovation activities and incubate technology-oriented startups. This study examines the impact of national innovation infrastructure on the innovation tendency in Vietnamese firms, as reflected through the allocation of funds for investment and development. Using the multivariate regression method with fixed effects on a sample of Vietnamese listed firms during 2011-2022, I point out that firms raise their funds for investment and development when national innovation infrastructure is improved, and information and communication technology infrastructure is the main driving force for this increase. In addition, firms highly owned by the State show greater innovation readiness as the national innovation infrastructure improves. This study suggests that the State's efforts to improve innovation infrastructure are producing their desired effects, and the State should consider state-owned enterprises as the locomotives of the national innovation strategy.
Download
Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vốn con người từ lâu được xem là một nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm nhiều thành phần mà trong đó đào tạo chính thức, kỹ năng tích luỹ được xem là quan trọng nhất. Suất sinh lợi từ vốn con người là khái niệm được đo lường bằng các giá trị sinh lợi từ vốn con người tạo ra cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao. <br><br> Abstract <br>
Human capital has long been considered an important resource of enterprises, including many components in which formal training and accumulated skills are considered the most important. Human capital return is a concept measured by the profitable values created by human capital for businesses. This study used the Heckman model to estimate and analyze the rate of return on human capital in the southern key economic region of Vietnam using the 2020 Vietnam Labor Force Survey (LFS) dataset with 49,207 observations after selection. According to the research findings, the rate of return connected with worker human capital, boosting the expansion of human capital in all aspects encourages a greater level of profitability.
Download
Duy trì đội ngũ giảng viên ở các trường đại học công lập tự chủ tài chính khu vực miền Bắc
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của sự hài lòng công việc, gắn kết với tổ chức và động lực làm việc đến duy trì ĐNGV tại các trường ĐHCL TCTC khu vực miền Bắc. Tiếp cận định lượng đã được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến duy trì ĐNGV. Một bảng câu hỏi cấu trúc đã được triển khai trực tuyến để thu thập thông tin từ các GV. SPSS 26 được sử dụng để cung cấp thông tin nhân khẩu học của các GV và SmartPLS 3.0 được sử dụng để xử lý mô hình SEM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng công việc, gắn kết với tổ chức và động lực làm việc có tác động tích cực đến duy trì ĐNGV. Ngoài ra, sự hài lòng công việc có tương quan tích cực với gắn kết với tổ chức và động lực làm việc của ĐNGV. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị đã được gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả duy trì ĐNGV tại các trường ĐHCL TCTC trong thời gian tới. <br><br> <strong> Abstract </strong> <br>
The study aims is to determine the impact of job satisfaction, organizational commitment, and work motivation on faculty retention at self-financed public universities in Northern Vietnam. The quantitative approach was employed to evaluate the impact of these factors on faculty retention. A structured questionnaire was administered online to obtain information on lecturers. The SPSS 26 was used to produce the demographic information of lecturers and the SmartPLS 3.0 version was used to process the SEM. The research results pointed out that job satisfaction, organizational commitment, and work motivation have positive impacts on faculty retention. Additionally, job satisfaction has an active correlation with organizational commitment, and work motivation of lecturers. Based on the research results, several management implications are recommended to enhance the effectiveness of faculty retention at self-financed public universities in the future.
Download
|