|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(7)
, Tháng 7/2023, Trang 85-100
|
|
Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
Employment structure and human capital return in the southern key economic region of Vietnam |
Vo Thanh Tam & Huynh Ngoc Chuong & Huynh ai Hau |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.7
Tóm tắt
Vốn con người từ lâu được xem là một nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm nhiều thành phần mà trong đó đào tạo chính thức, kỹ năng tích luỹ được xem là quan trọng nhất. Suất sinh lợi từ vốn con người là khái niệm được đo lường bằng các giá trị sinh lợi từ vốn con người tạo ra cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao.
Abstract
Human capital has long been considered an important resource of enterprises, including many components in which formal training and accumulated skills are considered the most important. Human capital return is a concept measured by the profitable values created by human capital for businesses. This study used the Heckman model to estimate and analyze the rate of return on human capital in the southern key economic region of Vietnam using the 2020 Vietnam Labor Force Survey (LFS) dataset with 49,207 observations after selection. According to the research findings, the rate of return connected with worker human capital, boosting the expansion of human capital in all aspects encourages a greater level of profitability.
Từ khóa
vốn con người, lao động, việc làm, suất sinh lợi việc làm, vùng kinh tế trọng điểm Human Capital; Labor; Employment; Human Capital Return; Key Economic Region.
|
Download
|
|
Hợp đồng tâm lý và giữ chân nhân viên: Vai trò trung gian của thương hiệu tuyển dụng, danh tiếng doanh nghiệp và sự hài lòng trong công việc
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Giữ chân nhân viên trong các công ty xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh đang trở nên khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gần đây, gây ra suy yếu tài chính và làm bất ổn trong việc duy trì đội ngũ nhân sự. Nghiên cứu này đã điều tra mối quan hệ giữa hợp đồng tâm lý và giữ chân nhân viên, tập trung vào vai trò của sự hài lòng trong công việc, thương hiệu tuyển dụng, danh tiếng doanh nghiệp như là các biến trung gian. Thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng và phần mềm SmartPLS để phân tích dữ liệu từ 427 nhân viên, các giả thuyết về tác động của hợp đồng tâm lý đến khả năng giữ chân nhân viên đã được kiểm định và chấp nhận. Kết quả cũng thể hiện sự khác biệt về giới tính trong mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc đến giữ chân nhân viên; giữa hợp đồng tâm lý đến thương hiệu tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy sự khác biệt về độ tuổi và tình trạng hôn nhân. Dựa trên kết quả, nghiên cứu đặt ra một số hàm ý cho nhà quản trị nhằm nâng cao hợp đồng tâm lý, thương hiệu tuyển dụng, danh tiếng doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc để góp phần giữ chân nhân viên trong các doanh nghiệp xây dựng.
<br><br>Abstract <br>
Retaining employees in construction companies in Ho Chi Minh City has become increasingly difficult due to the recent economic crisis, resulting in weakened financial stability and workforce instability. This study investigates the relationship between psychological contracts and employee retention, focusing on the mediating roles of job satisfaction, employer brand, and corporate reputation. Using quantitative methods and SmartPLS software to analyze data from 427 employees, the hypotheses regarding the impact of psychological contracts on employee retention were tested and supported. The results also reveal gender differences in the relationship between job satisfaction and employee retention, and between psychological contracts and employer brand. Additionally, the findings indicate differences in employee retention based on age and marital status. Based on these findings, several implications for managers are proposed to enhance psychological contracts, employer branding, corporate reputation, and job satisfaction to contribute to employee retention in construction enterprises.
Download
Nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế cấp độ tỉnh-thành phố tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này phân tích vai trò của nguồn vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, với cấp độ nghiên cứu là các tỉnh/thành phố trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Chúng tôi tìm thấy giáo dục cơ bản đang là yếu tố chiếm ưu thế trong tăng trưởng kinh tế trong khi vai trò của đào tạo cao cấp vẫn chưa rõ nét. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy chi tiêu cho giáo dục chưa hiệu quả để kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao cũng như tăng hiệu quả đầu tư cho giáo dục trong những năm tới.
Download
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nguồn nhân lực (NNL) đặc biệt là NNL chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nâng cao chất lượng NNL đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực con người nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL VKTTĐMT trong thời gian tới
Download
Đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo đối với thu nhập dân cư và khuyến nghị chính sách: góc nhìn từ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá tác động của các thành phần trong chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đối với thu nhập bình quân và các nhóm thu nhập (từ nhóm 1 đến nhóm 5) của 63 tỉnh thành Việt Nam trong năm 2023. Với phương pháp hồi quy tuyến tính, kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập dân cư có ảnh hưởng cùng chiều với cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, trình độ phát triển doanh nghiệp, sản phẩm tri thức - sáng tạo - công nghệ và các tác động của đổi mới sáng tạo. Từ đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố mà mỗi địa phương cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo và cải thiện thu nhập dân cư, đó là các yếu tố về thể chế, nguồn vốn con người, nghiên cứu và phát triển. Kết quả của bài viết nêu lên những khuyến nghị chính sách góp phần cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của từng địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo cũng như thu nhập dân cư.
<br><br>Abstract <br>
This article assesses the impact of components in the provincial innovation index on average income and income groups (from groups 1 to 5) of 63 provinces and cities in 2023. We employ the linear regression method to evaluate impacts of provincial innovation sub-indexes on levels of national income of Vietnam. The empirical results show that population income has a positive impact on indicators of infrastructure, market development, business development, knowledge–creative–technology products and the impacts of innovation. Results indicate factors that each local authority needs to improve the quality of innovation and improve population income, which are factors of institutions, human capital, and research and development. In accordance with empirical findings, we propose policy recommendations to improve the innovation capacity of each locality, such as: (i) high-quality human resources; (ii) international cooperation in training; and (iii) promoting scientific, technological, and innovative activities. In particular, local authorities play an important role in improving the quality of innovation as well as people's income.
Download
|