|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(8)
, Tháng 8/2018, Trang 05-17
|
|
Nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế cấp độ tỉnh-thành phố tại Việt Nam |
|
Phan Thị Bích Nguyệt & Trần Thị Hải Lý & Lương Thị Thảo |
DOI:
Tóm tắt
Bài viết này phân tích vai trò của nguồn vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, với cấp độ nghiên cứu là các tỉnh/thành phố trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Chúng tôi tìm thấy giáo dục cơ bản đang là yếu tố chiếm ưu thế trong tăng trưởng kinh tế trong khi vai trò của đào tạo cao cấp vẫn chưa rõ nét. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy chi tiêu cho giáo dục chưa hiệu quả để kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao cũng như tăng hiệu quả đầu tư cho giáo dục trong những năm tới.
Từ khóa
Tăng trưởng kinh tế; Nguồn vốn con người; Cấp tỉnh/thành.
|
Download
|
|
Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vốn con người từ lâu được xem là một nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm nhiều thành phần mà trong đó đào tạo chính thức, kỹ năng tích luỹ được xem là quan trọng nhất. Suất sinh lợi từ vốn con người là khái niệm được đo lường bằng các giá trị sinh lợi từ vốn con người tạo ra cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao. <br><br> Abstract <br>
Human capital has long been considered an important resource of enterprises, including many components in which formal training and accumulated skills are considered the most important. Human capital return is a concept measured by the profitable values created by human capital for businesses. This study used the Heckman model to estimate and analyze the rate of return on human capital in the southern key economic region of Vietnam using the 2020 Vietnam Labor Force Survey (LFS) dataset with 49,207 observations after selection. According to the research findings, the rate of return connected with worker human capital, boosting the expansion of human capital in all aspects encourages a greater level of profitability.
Download
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nguồn nhân lực (NNL) đặc biệt là NNL chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nâng cao chất lượng NNL đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực con người nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL VKTTĐMT trong thời gian tới
Download
Tác động của kết nối liên tục đến địa vị nhân viên: Thông qua vai trò trung gian của thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản và vai trò điều tiết của tham gia công việc
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Kết nối liên tục ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường làm việc vì sự thuận tiện, linh hoạt hơn và tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi. Sử dụng lý thuyết tự chủ (SDT), nghiên cứu này kiểm định kết nối liên tục tác động đến địa vị nhân viên thông qua thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, với vai trò điều tiết của tham gia công việc. Mẫu gồm 260 nhân viên được dùng để kiểm định mô hình đề xuất. Phương pháp PLS-SEM được áp dụng để phân tích và báo cáo. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực, nhu cầu liên kết có vai trò trung gian tích cực trong mối quan hệ giữa kết nối liên tục và địa vị nhân viên. Tham gia công việc đóng vai trò như một yếu tố tăng cường tác động của việc kết nối liên tục lên từng khía cạnh của sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản. Nghiên cứu này thảo luận về hàm ý lý thuyết và thực tiễn quản lý.
Cô đơn nơi làm việc và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của sự kiệt sức và cam kết tình cảm với tổ chức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù cô đơn nơi làm việc có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của người lao động, nhưng các nghiên cứu về tác động của cô đơn nơi làm việc đến kết quả công việc thông qua sự kiệt sức và cam kết tình cảm vẫn còn nhận được tương đối ít sự quan tâm. Dựa vào lý thuyết bảo tồn nguồn lực và trao đổi xã hội, bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc, sự kiệt sức và cam kết tình cảm với kết quả công việc của người lao động trong các khu chế xuất (KCX) Tp.HCM. Nghiên cứu chính thức khảo sát từ 351 nhân viên trong KCX Tp. HCM, kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa. Hơn nữa, sự kiệt sức và cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với kết quả công việc. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về giới tính, tuổi và thâm niên trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với sự kiệt sức, cam kết tình cảm và kết quả công việc. Cho nên, nghiên cứu này có đóng góp mới về lý thuyết và hàm ý quản trị về cải thiện kết quả công việc của người lao động trong các KCX Tp. HCM. <br><br>Abstract<br>
Although workplace loneliness has a negative impact on job performance of employees, studies on the effects of workplace loneliness on job performance through its mediating role of burnout and affective commitment have still received relatively little attention. Based on the conservation of resources (COR) and social exchange theory, research on the effects of workplace loneliness, burnout, and affective commitment on the job performance of employees in the Export Processing Zones Ho Chi Minh City (EPZ HCMC). Official research survey from 351 employees in EPZ HCMC, the results of testing the structural equation modeling show that all relationships are significant. Furthermore, burnout and affective commitment partially mediate the relationship between workplace loneliness and job performance. Besides, there are differences by gender, age and seniority in the relationship between workplace loneliness and burnout, affective commitment, and job performance. Therefore, this study has new theoretical contributions and some management implications to improve the job performance of employees in the EPZ HCMC.
Download
|