|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(2)
, Tháng 2/2018, Trang 05-23
|
|
Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp Việt Nam |
|
Nguyễn Thanh Liêm & Nguyễn Thị Cành & Nguyễn Công Thành |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp với các mức hạn chế tài chính khác nhau tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có dấu và ý nghĩa thống kê thay đổi tùy thuộc phân vị của biến cấu trúc kỳ hạn nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp có mức hạn chế tài chính chịu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và bất cân xứng thông tin nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp không có mức hạn chế tài chính (với sức khỏe tài chính tốt hơn) có điều kiện để khắc phục hai yếu tố bất hoàn hảo này trên thị trường. Cả hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính đều thể hiện nhu cầu xử lý chi phí người đại diện cao khi doanh nghiệp đang có nhiều nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp không có nhiều mức hạn chế tài chính là các doanh nghiệp có phản ứng phù hợp để tận dụng những ích lợi của cấu trúc kỳ hạn nợ. Sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder, nghiên cứu còn cho thấy chênh lệch của cấu trúc kỳ hạn nợ trung bình của hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính chủ yếu do yếu tố tài sản hữu hình, chất lượng tín dụng và thuế.
Từ khóa
Cấu trúc kỳ hạn nợ; Hồi quy phân vị; Phân rã Oaxaca - Blinder.
|
Download
|
|
Rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lợi, và lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam: Những tác động từ bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phát triển và kiểm định mô hình lựa chọn đầu tư dựa trên rủi ro và chênh lệch tỷ suất sinh lợi của các hình thức đầu tư dưới lăng kính của bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ. Sử dụng dữ liệu bảng từ các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021, chúng tôi nhận thấy rủi ro của việc đầu tư vào tài sản cố định và bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính nhiều hơn, đây có thể được xem là một nơi trú ẩn sinh lời và có tính thanh khoản cao. Chính sách tiền tệ có thể giúp chống lại hiện tượng tài chính hóa, tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu thì vai trò của chính sách tiền tệ bị lấn át. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản tài chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>This study develops and tests an investment choice model based on the risk and return gap of investment forms under the lens of global uncertainty and monetary policy. Using panel data from non-financial firms listed in Vietnam for the period 2013‒2021, we find that the risks of investing in fixed assets and global economic policy uncertainty increase, causing firms to invest more in financial assets, which can be considered a profitable and highly liquid haven. Monetary policy can help combat the phenomenon of financialization; however, in the context of global uncertainty, the role of monetary policy is diminished. Additionally, there is no evidence that the return gap between investments in fixed assets and financial assets affects the financial investment choice behavior of firms.
Download
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản (FDIRE) tại Việt Nam theo cách tiếp cận kinh tế vĩ mô. Với mô hình vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR) và một bộ số liệu theo chuỗi thời gian từ tháng 01/2017 đến 02/2023, kết quả ghi nhận rằng khi vốn FDIRE thêm 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ngắn hạn gia tăng thêm 2% và giá trị giao dịch chứng khoán tăng thêm 1% ngay trong tháng đầu tiên, và các tác động này giảm dần sau 12 tháng. Dòng vốn FDIRE cũng có đặc tính dai dẳng theo thời gian khi mà biến số này đóng góp phần lớn vào biến động của chính nó trong tương lai, vẫn đạt 50% sau 12 tháng. Điều này hàm ý rằng khi giá trị của dòng vốn đang ở mức cao thì nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao, nhưng khi vốn bị suy giảm đột ngột xuống thấp thì sẽ khó quay trở lại mức ban đầu. <br><br> Abstract <br>
The paper analyzes the foreign direct investment in real estates (FDIRE) in Vietnam by a macroeconomic approach. With a Time Varying Coefficients Bayesian Vector Autoregressive model (TVC-BSVAR) and a monthly time-series sample over 01/2017–02/2023, the evidence records that for an increase of 1 billion USD in FDIRE, the short-run economic growth rate raises by 2% and the stock market value increases by 1% right in the first month, and the impact decays after 12 months. The FDIRE is also persistent over time when it contributes largely to its future variation, with up to 50% after 12 months. This result implies that the FDIRE can be expected to be high if it is high but would be difficult to come back to its initial value if it reduces substantially.
Download
Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) là yêu cầu cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị điều hành với mục đích tạo điều kiện cho hội đồng quản trị (HĐQT) giám sát lợi nhuận, tuy nhiên để đạt mục tiêu của mình, HĐQT có thể lợi dụng công cụ kế toán để làm sai lệch báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho thành viên quản lý xuất phát từ công ty gia đình, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của bốn đặc điểm của HĐQT đến hành vi QTLN trong các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19. Dữ liệu gồm 123 công ty gia đình niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2016 – 2021 tạo thành 738 quan sát. Nghiên cứu chỉ ra rằng Quy mô HĐQT, tính Độc lập của HĐQT có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN; trong khi, Chuyên môn trong lĩnh vực kế toán tài chính của HĐQT, và các cuộc họp HĐQT có tác động cùng chiều đến hành vi QTLN trong giai đoạn COVID-19. Bên cạnh đó, Quy mô HĐQT và tính Độc lập của HĐQT ở giai đoạn trước đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến hành vi QTLN. <br><br> Abstract <br>
Earnings management plays a significant role within the operational management process, aimed at facilitating the supervisory function of the Board of Directors (BOD) over profit-related matters. Nevertheless, in pursuit of their objectives, the BOD may exploit accounting tools to manipulate financial reporting in a direction advantageous to the executive members, particularly emanating from family-owned firms, exacerbated notably by the impact of the COVID-19 pandemic. Therefore, this paper examines four characteristics of BOD that influence earnings management in family-owned firms listed on the Vietnamese stock market before and during the COVID-19 pandemic. The data consists of 123 family firms listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange and the Hanoi Stock Exchange from 2016 to 2021, resulting in 738 observations. The study reveals that BOD size and BOD independence negatively impact earnings management; whereas expertise in financial accounting, and the frequency of BOD meetings positively impact earnings management during the COVID-19 period. Additionally, BOD size and BOD independence in the pre-COVID-19 period do not influence earnings management.
Download
Ảnh hưởng của giới tính nhân sự quản lý cấp cao đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính nhân sự quản lý cấp cao đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Với mẫu gồm 599 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2020, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có CEO là nữ và tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị càng lớn thì có độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng đến mục tiêu càng cao. Bên cạnh đó, các phân tích mở rộng cho thấy quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ này, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì mối quan hệ càng chặt chẽ. <br><br> Abstract <br>
This paper investigates how top managers’ gender affects the adjustment speed of capital structure. With a sample of 599 firms listed in the Vietnamese stock market, the authors find that firms with female CEOs and a higher proportion of female in board members have higher adjustment speed of capital structure. Besides, our additional analysis shows that this relationship is stronger in small firms.
Download
Vốn đầu tư nước ngoài tác động đến QTCT và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HỒ CHÍ MINH
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của quản trị công ty (QTCT) và điều tiết của chiến lược cạnh tranh. Dữ liệu của 128 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thu thập thông qua phần mềm Thomson - Reuteurs và các báo cáo liên quan từ năm 2017 đến 2019. Kết quả nghiên cứu tìm thấy vốn đầu tư nước ngoài tác động ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT và điều tiết của chiến lược cạnh tranh (đo lường qua chiến lược dẫn đầu về chi phí), tuy nhiên khi chiến lược cạnh tranh đo lường qua chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng và hàm ý các chính sách liên quan nhằm hỗ trợ nhà quản trị và nhà lập pháp đưa ra các quyết định phù hợp giúp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. <br><br> <b>Abstract</b><br>
The study aims to examine foreign ownership on firm performance through the mediating role of corporate governance. In addition, the study determines the moderating role of business strategy on the relationship between foreign ownership and firm performance. The research data of 128 companies listed on the Ho Chi Minh stock market is collected through Thomson - Reuters DataStream and financial reports published over the years from 2017 to 2019. The results proved that foreign ownership has a negative impact on firm performance through the mediating role of corporate governance. Similarly, business strategy (measured by cost leadership strategy) has a negative impact on the relationship between foreign ownership and firm performance, however, business strategy (measured through product differentiation strategy) is the opposite. The results of the study provide empirical evidence and suggest policies for corporate administrators and State management agencies.
Download
|