|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(1)
, Tháng 1/2023, Trang 68-85
|
|
Đặc điểm kinh doanh homestays du lịch cộng đồng và hàm ý chính sách giảm nghèo: Bằng chứng từ mô hình Heckman, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert |
|
Đỗ Xuân Luận |
DOI:
Tóm tắt
Bài viết này nhằm phân tích các đặc điểm kinh doanh homestays và đề xuất hướng can thiệp chính sách nhằm giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Dựa trên dữ liệu thu thập từ phỏng vấn 370 hộ ở Tây Bắc Việt Nam và mô hình hồi Heckman 2 bước, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert, kết quả cho thấy hầu hết kinh doanh homestays tập trung ở một số tầng lớp thượng lưu, có thành viên gia đình hoặc người thân làm việc tại chính quyền địa phương. Các hộ kinh doanh homestays cũng có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt hơn các hộ khác. Những người dân bản địa mong muốn nhưng gặp trở ngại trong sở hữu homestays do những rào cản như thiếu vốn, kiến thức và các mối quan hệ xã hội. Vai trò của hiệp hội du lịch, hợp tác xã để kết nối sự tham gia và hưởng lợi của người dân từ kinh doanh homestays còn rất hạn chế. Trong khi cộng đồng đều có đóng góp tích cực vào bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, việc phát triển các homestays cá thể có thể thiếu tính bền vững. Do vậy, nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng phát triển các hiệp hội du lịch, hợp tác xã, tiếp cận tài chính ngân hàng và nâng cao kiến thức kinh doanh du lịch.
Từ khóa
Du lịch cộng đồng; Homestays; Giảm nghèo; Tây Bắc; Tài khoản ngân hàng; Tín dụng
|
Download
|
|
ICTs thúc đẩy tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc: Hàm ý chính sách kết nối cung cầu dịch vụ ngân hàng số ở nông thôn Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 370 hộ bằng phiếu khảo sát thiết kế trước. Chỉ số ứng dụng ICTs được ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) dựa trên 11 biến thành phần, phản ánh toàn diện các khía cạnh khác nhau của ICTs như: Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, kết nối Internet, Zalo và Facebook. Biến ICTs sau đó được tích hợp như một biến giải thích trong mô hình ước lượng Heckman hai bước. Sau khi xử lý vấn đề nội sinh và thiên lệch lựa chọn, kết hợp sử dụng các biến độc lập kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy ICTs có tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng ICTs giúp tháo gỡ những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.
Download
Tác động của rủi ro cảm nhận đến sự hài lòng và ý định quay trở lại điểm đến Lâm Đồng của khách du lịch
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nhằm xác định và đo lường tác động của các thành phần rủi ro cảm nhận đến sự hài lòng và ý định quay trở lại điểm đến Lâm Đồng của khách du lịch. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 473 khách du lịch tại Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro cảm nhận, sự hài lòng và ý định quay trở cho trường hợp nghiên cứu du lịch Lâm Đồng. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khách du lịch nữ và khách du lịch nội địa cảm nhận rủi ro nhiều hơn khách du lịch nam và khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định: (i) nghiên cứu chỉ thực hiện tại Lâm Đồng, (ii), nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Download
Ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z: Vai trò của truyền miệng điện tử và sự tương đồng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết hành vi dự định kết hợp với lý thuyết tương đồng nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z. Dữ liệu khảo sát trên 225 người dùng trong độ tuổi 14‒25, được phân tích bằng kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực và đáng kể của truyền miệng điện tử đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi và ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng. Ngoài ra, tác động điều tiết tích cực của sự tương đồng trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng thế hệ Z cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng và khai thác kênh truyền thông xã hội để thúc đẩy ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của khách hàng thế hệ Z. <br><br> Abstract <br>
Based on an integrated model of the theory of planned behavior and self-congruity theory, this paper aims to examine Generation Z’s intention to choose food and beverage destinations. Data was collected from 225 consumers aged between 14 and 25 years old. Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was applied to test hypothesized relationships. The results showed a positive and significant effect of electronic word-of-mouth on consumers’ attitudes, subjective norms, perceived behavioral control, and food and beverage destination choice intention. Furthermore, a positive moderating effect of self-congruity exists on the relationship between electronic word-of-mouth and attitudes, as well as those between electronic word-of-mouth and perceived behavioral control. This study provides fresh insights into how food and beverage businesses can leverage social media to attract more Generation Z consumers.
Download
Trí tưởng tượng của du khách trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ: Một nghiên cứu trong ngành du lịch
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá vai trò của trí tưởng tượng, một năng lực quan trọng của du khách, đối với quá trình tham gia đồng tạo sinh giá trị dịch vụ. Với dữ liệu từ 275 du khách nội địa, kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling ‒ SEM) cho thấy tác động trực tiếp và gián tiếp của trí tưởng tượng đến giá trị trải nghiệm du lịch thông qua ba hành vi đồng tạo sinh là chia sẻ thông tin, hành vi thuộc trách nhiệm, và tương tác cá nhân. Từ đó, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn đã được thảo luận. <br><br> Abstract <br>
This study explores the role of imagination, a personal capability of tourists, in their participation in the service value co-creation process. Using the data collected from 275 domestic tourists, Structural Equation Modeling (SEM) analysis results indicate the direct and indirect effects of imagination on the experience value through the mediation of three co-creation behaviors, including information sharing, responsible behavior, and personal interaction. Theoretical and managerial implications are then discussed accordingly.
Download
Kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng chính sách vĩ mô thận trọng: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng tại thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 4/2013-6/2023. Chỉ số chính sách vĩ mô thận trọng được đo lường theo sáu thành phần chính, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30 ngày, quy định trần tín dụng, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi kho bạc nhà nước được tính vào nguồn vốn huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trái với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam đang thực hiện thắt chặt chính sách vĩ mô thận trọng. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thắt chặt công cụ chính sách vĩ mô thận trọng có thể giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều tiết tín dụng vào khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ. <br><br>Abstract <br>
This study measures the state of macro-prudential policy in Vietnam and adds empirical evidence to the impact of macro-prudential policy on real credit growth in the Vietnamese market from April 2013 to June 2023. The macro-prudential policy index is measured according to six main components: capital adequacy ratio, 30-day liquidity reserve ratio, credit ceiling regulations, loan-to-deposit ratio, the ratio of state treasury deposits included in the mobilized capital, and the ratio of short-term capital for medium- and long-term loans. The results show that contrary to the trend of loosening monetary policy, Vietnam is tightening its macro-prudential policies. Empirical evidence shows that tightening macroprudential policy tools can help restrict real credit growth and regulate credit in the goods and services production sector.
Download
|