|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(6)
, Tháng 6/2024, Trang 04-18
|
|
Tác động của phát triển ngân hàng trên quy mô nền kinh tế ngầm trong bối cảnh toàn cầu hóa |
The Impact of Banking Development on the Size of the Shadow Economy in the Context of Globalization |
Trần Thị Kim Oanh & Nguyễn Thị Mỹ Huyền & Ngô Chấn Hưng & Nguyễn Hậu Thanh Vân |
DOI:
Tóm tắt
Bài nghiên cứu tìm hiểu về tác động của phát triển ngân hàng trên quy mô nền kinh tế ngầm trong bối cảnh toàn cầu hoá giai đoạn 2019-2021 tại 34 quốc gia trên toàn thế giới. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian và phương pháp GMM, kết quả cho thấy Quy mô nền kinh tế ngầm (SE) có tương quan ngược chiều với Toàn cầu hóa (GLO), và Nhận thức tham nhũng (COR), cùng với đó là sự phát triển nghịch biến của Phát triển ngân hàng (BD. Từ những phát hiện trên, chúng tôi đề xuất một số chính sách liên quan cho từng nhóm quốc gia.
Abstract
This study examines the impact of banking development on the scale of the shadow economy in the context of globalization during the period 2009–2021 across 34 countries worldwide. Using Bayesian regression and GMM methods, the results indicate that the scale of the shadow economy is inversely correlated with globalization and negatively associated with banking development. This suggests that banking development indeed has a negative impact on the size of the shadow economy in countries under the current context of globalization. Based on these findings, the paper proposes several policy recommendations for different groups of countries.
Từ khóa
Kinh tế ngầm, Phát triển ngân hàng, Toàn cầu hóa, Lạm phát, Bayesian, GMM Shadow economy; Banking development; Globalization; Bayesian; GMM
|
Download
|
|
Kết nối vận tải hàng hải trong vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu của Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích các tác động của kết nối vận tải hàng hải song phương đối với giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến 40 quốc gia ven biển là đối tác xuất khẩu chính trong khoảng thời gian mười năm từ 2011 đến 2020. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Hai bước hệ thống GMM (Two-step system Generalized Method of Moments), và sử dụng các kiểm định cần thiết, để đảm bảo kết quả ước lượng của mô hình là vững, không chệch và phù hợp. Kết quả ước lượng của đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực. Kết quả thực nghiệm không những khẳng định tầm quan trọng của kết nối vận tải hàng hải đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn kết luận kết nối vận tải đường biển song phương hiệu quả sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý.
Download
Tác động của chuyển đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thay đổi cơ cấu tuổi dân số đang định hình quỹ đạo phát triển và mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhiều quốc gia. Già hóa dân số không chỉ là mối lo ngại của các nền kinh tế phát triển, mà ngay cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng đã bắt đầu phải đối mặt với tốc độ già hóa một cách nhanh chóng. Từ cách tiếp cận phương pháp hạch toán tăng trưởng, kết hợp với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, nghiên cứu xây dựng hàm hồi quy mô tả các nhân tố cơ cấu nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ước tính mối liên hệ giữa những thay đổi về cơ cấu tuổi dân số với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Ngoài yếu tố về kinh tế như tỷ lệ tiết kiệm, độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi và tỷ lệ phụ thuộc trẻ cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ phụ thuộc già, tỷ lệ lao động trẻ và vốn con người vẫn còn là gánh nặng cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2020. <br><br>Abstract <br>
Population age structure shapes the development trajectory and brings many opportunities and challenges for many countries. Population aging is a concern of both developed and developing countries, including Vietnam. From the growth accounting approach and neoclassical growth model, the authors design a regression function to estimate the relationship between population age structure and GDP per capita growth. In addition to economic factors such as savings rate and trade openness positively affecting economic growth, the results show that the proportion of working age and the young dependency rate also positively impact economic growth. Conversely, the old dependency ratio, the proportion of young workers, and human capital are still a burden on GDP per capita growth in Vietnam in the period 1991–2020.
Download
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
"Bài viết này giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại VN (bao gồm quá trình hoàn thiện khung pháp luật và thu hút đầu tư FDI), vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế thông qua các chỉ số như tăng vốn đầu tư xã hội, gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm và nguồn thu ngân sách quốc gia, và đặc biệt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Phương pháp phân tích gồm mô tả thống kê mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI và các kết quả phát triển kinh tế, và sử dụng mô hình kinh tế lượng để đo lường tác động của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích là số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo, trang Web cuả Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 1988-2008.
Download
|