|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 217
, Tháng 11/2008, Trang 12-16
|
|
Những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam |
|
Nguyen Minh Tuan |
DOI:
Tóm tắt
Từ khóa
Việt Nam, Phát triển bền vững, Phát triển
|
Download
|
|
Phát triển tài chính và chuyển đổi năng lượng tái tạo: Vai trò điều tiết của công nghệ môi trường
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu xem xét cách công nghệ liên quan đến môi trường (Environment-Related Technologies ‒ ERT) điều tiết sự tác động của phát triển tài chính (Financial Development ‒ FD) lên tiêu thụ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Consumption ‒ REC), từ đó cung cấp góc nhìn toàn diện về sự tương tác giữa các yếu tố trong quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia trên thế giới. Sử dụng bộ dữ liệu từ 165 quốc gia trong giai đoạn 1990‒2021, nhóm tác giả áp dụng các mô hình hệ thống (GMM) hai bước và hồi quy ngưỡng bảng động để phân tích các tương tác phức tạp giữa FD, ERT, và REC. Kết quả của nhóm cho thấy rằng hiệu ứng điều tiết của ERT lên mối quan hệ giữa FD và REC này được thể hiện trong tất cả 9 biến đại diện cho FD. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ phi tuyến tính giữa FD và REC. Cụ thể hơn, tại ngưỡng ERT ở giá trị 21,04%, có sự thay đổi trong tác động của FD lên REC. Tuy nhiên, ngưỡng điều tiết này của ERT có sự khác biệt giữa các nền kinh tế khác nhau. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách phát triển công nghệ hướng đến môi trường trong việc điều tiết các tiến bộ của ngành tài chính đến chuyển đổi năng lượng tái tạo cho mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, với từng mức ngưỡng khác nhau của ERT, bài nghiên cứu cũng đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp với từng nền kinh tế, bao gồm các chính sách ưu đãi cho các dự án công nghệ môi trường về thuế và tín dụng, phát triển công cụ tài chính môi trường như trái phiếu xanh và các chính sách giảm thiểu bất cân xứng thông tin nhằm giảm các vấn đề về gian lận nhãn dán xanh (Greenwashing). <br><br> Abstract <br>
The study examines how environment-related technologies (ERT) moderate the impact of financial development (FD) on renewable energy consumption (REC), offering a comprehensive perspective on the interplay of these factors in the energy transition of countries worldwide. Using a dataset spanning 165 countries from 1990 to 2021, we employ two-step System Generalized Method of Moments (GMM) and dynamic panel threshold regression models to analyze the complex interactions between FD, ERT, and REC. Our findings reveal that ERT’s moderating effect on the relationship between FD and REC is evident across all nine proxies for FD. Furthermore, the study provides empirical evidence of a nonlinear relationship between FD and REC. Specifically, when ERT reaches the threshold value of 21.04%, there is a shift in FD's impact on REC. However, this threshold varies across different economies. These results underscore the critical role of environmentally oriented technological policies in regulating financial sector advancements to promote renewable energy transitions for sustainable development. Additionally, the study offers policy implications tailored to various economies based on different ERT thresholds. These include tax and credit incentives for environmental technology projects, the development of green financial instruments such as green bonds, and measures to reduce information asymmetry to address greenwashing issues.
Download
Tác động của phát triển ngân hàng trên quy mô nền kinh tế ngầm trong bối cảnh toàn cầu hóa
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu tìm hiểu về tác động của phát triển ngân hàng trên quy mô nền kinh tế ngầm trong bối cảnh toàn cầu hoá giai đoạn 2019-2021 tại 34 quốc gia trên toàn thế giới. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian và phương pháp GMM, kết quả cho thấy Quy mô nền kinh tế ngầm (SE) có tương quan ngược chiều với Toàn cầu hóa (GLO), và Nhận thức tham nhũng (COR), cùng với đó là sự phát triển nghịch biến của Phát triển ngân hàng (BD. Từ những phát hiện trên, chúng tôi đề xuất một số chính sách liên quan cho từng nhóm quốc gia. <br><br>Abstract<br>
This study examines the impact of banking development on the scale of the shadow economy in the context of globalization during the period 2009–2021 across 34 countries worldwide. Using Bayesian regression and GMM methods, the results indicate that the scale of the shadow economy is inversely correlated with globalization and negatively associated with banking development. This suggests that banking development indeed has a negative impact on the size of the shadow economy in countries under the current context of globalization. Based on these findings, the paper proposes several policy recommendations for different groups of countries.
Download
Thang đo trách nhiệm xã hội của khách sạn theo cách tiếp cận khách hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự hiểu biết về nhận thức của khách hàng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) giúp các khách sạn thiết kế các chương trình CSR phù hợp và hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu đã phát triển thang đo CSR trong lĩnh vực khách sạn theo cách tiếp cận nhận thức của khách hàng. Nghiên cứu cũng thiết lập khả năng dự đoán của thang đo bằng cách kiểm tra mối quan hệ của thang đo với kết quả mong đợi, như lòng trung thành của khách du lịch. Với kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, nghiên cứu khảo sát 948 khách du lịch đã từng lưu trú tại khách sạn 4-5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thủ đô Hà Nội. Kết quả khẳng định thang đo CSR Khách sạn gồm 19 chỉ báo với 4 thành phần, gồm CSR xã hội, CSR kinh tế, CSR đối với các bên liên quan và CSR môi trường. Thang đo CSR khách sạn là nguồn tham chiếu quan trọng để các khách sạn thiết kế và thực hành CSR trong hoạt động kinh doanh hướng đến phát triển bền vững. <br>Abstract<br><br>
Understanding customer perception of corporate social responsibility (CSR) helps hotels design effective and appropriate CSR programs. With an exploratory sequential mixed-method, the study has developed the CSR scale in the hotel context according to the customer perception approach. It also establishes the predictive power of the CSR scale by examining its relationship with an expected outcome, i.e. tourist loyalty. A convenience sampling technique was used, a survey of 948 tourists who had stayed at 4–5 star hotels in Ho Chi Minh city, Khanh Hoa Province, Da Nang City, Quang Nam Province, and Hanoi capital. The study results confirmed that the Hotel CSR scale consists of 19 items with 4 dimensions, including (i) social CSR, (ii) economic CSR, (iii) stakeholder CSR, and (iv) environmental CSR. This Hotel CSR scale will be an important reference source for hotels to design and practice CSR in sustainable business operations.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Sức khỏe, môi trường, tình yêu thương hiệu và quyết định mua sắm: Vai trò của đánh giá trực tuyến
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ (SPCSHC) đang thử thách doanh nghiệp khả năng nhận diện và phản ứng với những thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu này khám phá vai trò của ý thức sức khỏe và quan tâm môi trường đối với tình yêu thương hiệu, để tăng cường quyết định mua sắm trong tác động của đánh giá trực tuyến. Sử dụng lý thuyết tiếp thị xanh và một mẫu khảo sát 303 người tiêu dùng SPCSHC, kết quả cho thấy ý thức sức khỏe và quan tâm môi trường tác động tích cực lên tình yêu thương hiệu. Kết quả cũng xác nhận vai trò điều tiết tích cực của đánh giá trực tuyến trong việc tăng cường mối quan hệ giữa tình yêu thương hiệu và quyết định mua sắm. Theo đó, nhóm tác giả đóng góp các hàm ý cho nhà quản trị và nghiên cứu trong lĩnh vực SPCSHC. <br><br>Abstract <br> The increasing demand for organic personal care products (SPCSHC) is challenging businesses to recognize and respond to changing consumer perceptions, such as health and environmental concerns. This study explores how health consciousness and environmental concerns affect brand love in enhancing purchase decisions in the online reviews context. Using a green marketing theory and a sample of 303 consumers, the research findings show that health consciousness and environmental concerns have a positive impact on brand love. The results also confirm the positive moderating role of online reviews in fostering the relationship between brand love and purchase decisions. As a result, the authors provide relevant implications for managers and academicians in the SPCSHC domain.
Download
|