|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(10)
, Tháng 10/2022, Trang 22-36
|
|
Các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam |
Factors Affecting the Export Readiness of Small and Medium Enterprises in Vietnam |
Nguyen Thi Phuong Chi & Nguyen Thi Phuong Dung & do Hoai Nam |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.10.02
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đo lường mức độ sẵn sàng xuất khẩu (XK) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố này. Bằng cách khảo sát 200 DNNVV đang và sẽ XK, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng XK của doanh nghiệp (DN) được thể hiện dưới các khía cạnh về tổ chức và sản phẩm. Bốn yếu tố tác động trực tiếp tới mức độ sẵn sàng XK bao gồm: yếu tố kích thích XK nội bộ, các yếu tố kích thích XK bên ngoài, hoạt động quốc tế hóa hướng nội và hoạt động chuẩn bị trước khi XK. Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho DN cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Abstract
The present study is conducted to measure the readiness to export of small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam and examine its determinants. By surveying 200 Vietnamese exporting SMEs, research results show that the readiness to export of an enterprise is reflected in terms of organization and product. Four factors directly impact company export potential are internal export stimulus, external export stimulus, inward internationalization, and pre-export preparation activities. The study provides managerial implications and recommendations for enterprises as well as policy-makers.
Từ khóa
mức độ sẵn sàng XK, DN nhỏ và vừa, quốc tế hóa Export readiness; SME; Internationalization.
|
Download
|
|
Vai trò của FDI và đặc trưng doanh nghiệp đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu tìm hiểu vai trò của FDI đối với năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc phân tích và sử dụng bộ dữ liệu bảng với gần 140.000 quan sát trong giai đoạn 2011–2013. Mô hình Heckman giúp kiểm soát vấn đề thiên lệch trong chọn mẫu và ước lượng đồng thời hai quyết định của doanh nghiệp là tham gia và tỉ trọng xuất khẩu. Kết quả ước lượng cho thấy FDI có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, hay nói cách khác là tồn tại hiệu ứng lan toả xuất khẩu. Các doanh nghiệp tư nhân có thâm niên hoạt động, có mức độ vốn hóa cao và hoạt động ở khu vực miền Bắc và miền Trung được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan toả xuất khẩu. Theo đó, các kiến nghị chính sách được tập trung hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Download
Tác động của chuyển đổi số, chất lượng dịch vụ đến ý định tiếp tục chọn đào tạo trực tuyến ở các trường đại học ngoài công lập
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đào tạo trực tuyến đóng vai trò quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống. Chương trình đào tạo trực tuyến được phát triển theo khuynh hướng phát triển của chuyển đổi số cũng như có những tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ và tăng sự hài lòng của người học. Từ đó, hình thành nên ý định chọn đào tạo trực tuyến. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động đồng thời của chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ đến ý định tiếp tục chọn đào tạo trực tuyến, cũng như kiểm định vai trò trung gian của sự hài lòng của người học tại các trường đại học ngoài công lập ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tiến hành khảo sát với đối tượng là người học/sinh viên tại các trường đại học ngoài công lập và thu về 362 bảng trả lời đủ điều kiện phân tích. Quá trình phân tích dữ liệu thông qua SmartPLS để đánh giá mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết, từ đó phân tích, nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị cho quá trình quản lý và phát triển chương trình đào tạo trực tuyến ở các trường đại học ngoài công lập. <br><br>ABSTRACT <br>
E-learning plays an important role in Vietnam's education in the context of the Covid-19 pandemic, in addition to traditional training. E-learning programs are developed according to the development trend of digital transformation as well as have positive impacts on service quality and increase learner satisfaction. From there, the intention to choose online training is formed. The objective of the study is to evaluate the simultaneous impact of digital transformation and service quality on the intention to continue choosing online training at non-public universities. The study uses a combination of qualitative and quantitative research methods, conducting a survey with learners/students at non-public universities and collecting 362 qualified responses for analysis. The process of data analysis through SmartPLS to evaluate the research model, test the hypothesis, thereby analyzing, researching and proposing managerial implications for the process of managing and developing online training programs at non-public universities
Tác động của chia sẻ thông tin đến hiệu suất chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề chia sẻ thông tin đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong chuỗi cung ứng, nhưng các nghiên cứu định lượng chưa nhiều. Bài báo này nghiên cứu tác động của chia sẻ thông tin đối với khả năng hiển thị, cộng tác và linh hoạt của chuỗi cung ứng vận tải, đồng thời xem xét việc chia sẻ thông tin, khả năng hiển thị, cộng tác và linh hoạt của chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ra sao đến hiệu suất của nó. Nghiên cứu áp dụng mô hình PLS-SEM với 220 doanh nghiệp là các bên thuộc chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực đông nam bộ. Kết quả định lượng cho thấy việc chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến khả năng hiển thị, hợp tác, linh hoạt cũng như hiệu suất của chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng tác động tích cực đến khả năng hợp tác, linh hoạt và hiệu suất; khả năng hợp tác và linh hoạt tác động đáng kể đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Theo đó, nghiên cứu cho rằng chia sẻ thông tin là chìa khóa để gia tăng hiệu suất và khả năng cạnh tranh chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vận tải đang khủng hoảng sau COVID-19 như hiện nay. <br><br>Abstract <br>
The issue of information sharing has received a lot of attention in the supply chain but quantitative studies regards to this issue have not been much explored. This paper investigates the impact of information sharing on visibility, collaboration, and flexibility of the transportation supply chain, and examines how information sharing, visibility, collaboration, and flexibility directly and indirectly affect supply chain performance. This research used PLS-SEM model with 220 enterprises that are stakesholders in the import and export cargo transport supply chain in the Southeast region. Quantitative results show that information sharing positively and significantly influences supply chain visibility, collaboration, flexibility, and performance. Supply chain visibility positively impacts collaboration, flexibility, and performance while collaboration and flexibility significantly impact supply chain performance. Accordingly, the study argues that information sharing is the key to increasing the efficiency and competitiveness of the import and export cargo transport supply chain, especially in the context of the transport market's crisis after the COVID-19 as it is today.
Download
Gắn kết mạng xã hội và ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại: Vai trò của việc đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại và chủ nghĩa vị chủng
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu đưa ra mô hình và kiểm định mối liên hệ giữa gắn kết mạng xã hội và ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại, với vai trò trung gian của việc đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại và vai trò điều tiết của chủ nghĩa vị chủng. Sử dụng mẫu dữ liệu từ 482 người tiêu dùng trên mạng xã hội tại hai thành phố lớn của khu vực phía nam Việt Nam. Phần mềm SPSS 24.0 và Amos 20.0 được sử dụng nhằm phân tích và đưa ra kết quả. Kết quả cho thấy gắn kết mạng xã hội không có tác động trực tiếp lên ý định mua hàng, thay vào đó đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại có vai trò trung gian tích cực trong mối liên hệ giữa gắn kết mạng xã hội và ý định mua hàng. Ngược lại, chủ nghĩa vị chủng lại có tác động tiêu cực đến ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại, đồng thời nó cũng có vai trò điều tiết tiêu cực lên mối liên hệ giữa đánh giá thương hiệu ngoại và ý định mua hàng. Bằng việc kiểm định mô hình với hai cơ chế trung gian và điều tiết trái chiều nhau, kết quả của bài nghiên cứu này đem lại ý nghĩa quan trọng cho cả nghiên cứu học thuật và quản lý doanh nghiệp trên môi trường mạng xã hội. <br><br> Abstract <br>
The purpose of this study is to investigate the relationship between social networking sites (SNSs) engagement and consumers’ intention to purchase foreign brand products, with the mediating role of foreign brand product judgment and the moderating role of consumer ethnocentrism. Using a sample data of 482 consumers on SNSs from two metropolitans in southern of Vietnam. SPSS 24 and Amos 20 were applied to do analysis and provide the results for this study. Empirical results show that SNSs engagement does not have a direct influence on purchase intention while foreign brand product judgment has a positive mediating effect on the link between SNSs engagement and purchase intention. By contrast, consumer ethnocentrism has a negative influence on purchase intention toward foreign brand products, and it also negatively moderates the relationship between SNSs engagement and purchase intention. The results of this study provide implications for both researchers and business managers in understanding and making decisions regarding consumer behavior toward foreign brand products on SNSs environment.
Download
|