|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(6)
, Tháng 6/2023, Trang 121-136
|
|
Gắn kết mạng xã hội và ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại: Vai trò của việc đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại và chủ nghĩa vị chủng |
SNSs Engagement and Consumer Purchase Intention toward Foreign Brand Products: The Roles of Foreign Brand Product Judgment and Consumer Ethnocentrism |
dang Van Thac & do Thi Hai Ninh |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.6
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu đưa ra mô hình và kiểm định mối liên hệ giữa gắn kết mạng xã hội và ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại, với vai trò trung gian của việc đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại và vai trò điều tiết của chủ nghĩa vị chủng. Sử dụng mẫu dữ liệu từ 482 người tiêu dùng trên mạng xã hội tại hai thành phố lớn của khu vực phía nam Việt Nam. Phần mềm SPSS 24.0 và Amos 20.0 được sử dụng nhằm phân tích và đưa ra kết quả. Kết quả cho thấy gắn kết mạng xã hội không có tác động trực tiếp lên ý định mua hàng, thay vào đó đánh giá sản phẩm thương hiệu ngoại có vai trò trung gian tích cực trong mối liên hệ giữa gắn kết mạng xã hội và ý định mua hàng. Ngược lại, chủ nghĩa vị chủng lại có tác động tiêu cực đến ý định mua sản phẩm thương hiệu ngoại, đồng thời nó cũng có vai trò điều tiết tiêu cực lên mối liên hệ giữa đánh giá thương hiệu ngoại và ý định mua hàng. Bằng việc kiểm định mô hình với hai cơ chế trung gian và điều tiết trái chiều nhau, kết quả của bài nghiên cứu này đem lại ý nghĩa quan trọng cho cả nghiên cứu học thuật và quản lý doanh nghiệp trên môi trường mạng xã hội.
Abstract
The purpose of this study is to investigate the relationship between social networking sites (SNSs) engagement and consumers’ intention to purchase foreign brand products, with the mediating role of foreign brand product judgment and the moderating role of consumer ethnocentrism. Using a sample data of 482 consumers on SNSs from two metropolitans in southern of Vietnam. SPSS 24 and Amos 20 were applied to do analysis and provide the results for this study. Empirical results show that SNSs engagement does not have a direct influence on purchase intention while foreign brand product judgment has a positive mediating effect on the link between SNSs engagement and purchase intention. By contrast, consumer ethnocentrism has a negative influence on purchase intention toward foreign brand products, and it also negatively moderates the relationship between SNSs engagement and purchase intention. The results of this study provide implications for both researchers and business managers in understanding and making decisions regarding consumer behavior toward foreign brand products on SNSs environment.
Từ khóa
Gắn kết mạng xã hội, ý định mua hàng, đánh giá sản phẩm, chủ nghĩa vị chủng, sản phẩm thương hiệu ngoại. SNSs Engagement; Purchase Intention; Product Judgment; Consumer Ethonocentrism; Foreign Brand Products.
|
Download
|
|
Ảnh hưởng của eWOM trên các phương tiện truyền thông xã hội đến ý định mua sắm – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trên cơ sở kết hợp mô hình chấp nhận thông tin (IAM) và lý thuyết hành động hợp lý (TRA), nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của eWOM trên các phương tiện truyền thông xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 24 biến được gửi đến người tiêu dùng có tìm hiểu và tham khảo thông tin từ những người tiêu dùng khác trên các phương tiện truyền thông xã hội trước khi mua sắm, hiện đang sinh sống tại TP.HCM và được chọn theo phương pháp thuận tiện. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Số liệu được đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu khẳng định Độ tin cậy và Chất lượng thông tin tác động tích cực một cách trực tiếp lên cả Tính hữu ích và Sự chấp nhận eWOM. Một khi người tiêu dùng đã chấp nhận eWOM thì họ sẽ có ý định mua sắm nhiều hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm gia tăng ý định mua sắm dựa trên kết quả nghiên cứu.
<br> <br>Abstract<br>
Based on the combination of the Information Adoption Model (IAM) and the Theory of Reasoned Action (TRA), the study was conducted to investigate the influence of eWOM on social media on purchase intention of consumers. A survey questionnaire of 24 variables was sent to consumers who researched and consulted other consumers on social media before shopping, currently living in Ho Chi Minh City, and being selected under the convenience method. The study used a combination of qualitative and quantitative methods. Data reliability was evaluated by Cronbach's Alpha, EFA exploratory analysis, CFA confirmatory factor analysis, and SEM linear structure model. Research results confirm that Reliability and Quality of information directly positively affect both the usefulness and Acceptance of eWOM. Once consumers have accepted eWOM, they will have more purchase intentions. Concomitantly, the study also proposes some implications to increase purchase intention based on the research results.
Download
Tương tác trực tuyến và ý định mua hàng: Tầm quan trọng của người ảnh hưởng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cuộc cách mạng số hóa và sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội đã làm nổi bật vai trò của người ảnh hưởng trong định hình hành vi tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của cảm nhận về chuyên môn và sự đáng tin của người ảnh hưởng đối với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của tương tác trong các mối quan hệ này. Với cỡ mẫu 250 người là cư dân Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng mạng xã hội, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM). Kết quả cho thấy cảm nhận chuyên môn của người ảnh hưởng có tác động đáng kể đến sự đáng tin và thái độ. Đặc biệt, tương tác giữa người ảnh hưởng và người tiêu dùng điều tiết mạnh mẽ mối quan hệ giữa chuyên môn và sự đáng tin cũng như thái độ. Nghiên cứu không chỉ góp phần làm phong phú các lý thuyết về ý định hành vi truyền thống mà còn cung cấp hàm ý thực tiễn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và hợp tác với người ảnh hưởng. <br><br>Abstract<br>
The digital revolution and the popularity of social media platforms have highlighted the role of influencers in shaping consumer behavior, especially in online shopping. This study explores the impact of influencer expertise and trustworthiness on consumer attitude and purchase intention and examines the moderating role of interaction in these relationships. With a sample size of 250 Ho Chi Minh City residents using social media, the study was conducted through convenience sampling and structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that influencer expertise significantly impacts trustworthiness and attitude. In particular, influencer-consumer interaction strongly moderates the relationship between knowledge, trustworthiness, and attitude. The study contributes to enriching the traditional behavioral intention theories and provides practical implications for businesses in selecting and cooperating with influencers.
Download
Ảnh hưởng của hội chứng FOMO và việc tiếp xúc với người có ảnh hưởng đến ý định mua hàng – Trường hợp sinh viên Đà Nẵng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện tại bằng cách xem xét vai trò điều tiết của hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong ảnh hưởng của sự tiếp xúc với người có ảnh hưởng (influencer) đến ý định mua hàng, đồng thời cũng xem xét vai trò ảnh hưởng của FOMO đến ý định mua hàng thông qua các yếu tố tâm lý. Phân tích dữ liệu từ hơn 207 mẫu khảo sát các sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy FOMO tác động đến ý định mua hàng thông qua ba biến trung gian: sự phấn khích được mong đợi, sự tự nâng cao bản thân và chi phí hối tiếc dự kiến. Trong đó, hai biến đầu tiên củng cố ý định mua hàng còn chi phí hối tiếc dự kiến làm suy yếu ý định mua hàng của sinh viên. Nghiên cứu này còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự tiếp xúc với influencer và ý định mua hàng, thông qua việc thúc đẩy mong muốn bắt chước và chủ nghĩa vật chất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy vai trò điều tiết của FOMO đối với tác động của sự tiếp xúc với influencer đến chủ nghĩa vật chất và ý định mua hàng. Các hàm ý thực tiễn của kết quả nghiên cứu cũng được thảo luận. <br><br> Abstract <br>
This study contributes to the extant literature by examining the moderating role of Fear of Missing Out (FOMO) in the relationship between influencer exposure and purchase intention, while also investigating the effect of FOMO on purchase intention through the mediating roles of psychological factors. Data analysis from 207 survey samples collected from university students in Danang shows that FOMO affects purchase intentions through three mediating variables: anticipated excitement, self-enhancement, and anticipated expense regret. The first two variables strengthen purchase intentions, while anticipated expense regret weaken students' purchase intentions. This study also shows a positive relationship between exposure to influencers and purchase intentions through two mediating variables: desire to mimic and materialism. However, our results do not establish the moderating role of FOMO on the impacts that exposure to influencers has on materialism and purchase intentions. Practical implications of the research results are also discussed.
Phân tích các nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng: Nghiên cứu đa văn hoá
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết MOA (Động lực-Cơ hội-Khả năng). Sau khi phân tích dữ liệu từ 440 du khách tham quan Đà Nẵng bằng PLS-SEM, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, động lực và khả năng đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định phân loại rác thải của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò trung gian quan trọng của thái độ và chỉ ra rằng mức độ tác động của kiểm soát hành vi nhận thức lên thái độ mạnh hơn ở nhóm du khách Châu Âu so với nhóm du khách Việt Nam. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm cải thiện các yếu tố xã hội và cá nhân để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải của du khách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the factors affecting tourists' intention to waste sorting at Da Nang destination, using the theory of planned behavior (TPB) combined with the MOA model (Motivation-Opportunity-Ability). After analyzing data from 440 tourists visiting Da Nang using PLS-SEM, the results showed that attitude, subjective norms, perceived behavioral control, motivation and ability all have direct and positive impacts on tourists' intention to waste sorting. In addition, the study also confirmed the important mediating role of attitude and also showed that the impact of perceived behavioral control on attitudes was stronger among European tourists than among Vietnamese tourists. From this result, the study proposed recommendations for tourism management agencies and tourism businesses to improve social and personal factors to promote tourists' waste sorting behavior.
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại sản phẩm thời trang qua phát trực tiếp trên Tiktok
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại (Repurchase Intention ‒ RI) sản phẩm thời trang thông qua phát trực tiếp (Live Streaming ‒ LS) trên TikTok của giới trẻ tại Đà Nẵng, dựa trên khung lý thuyết kích thích-chủ thể-phản ứng (Stimulus-Organism-Response ‒ SOR) và lý thuyết chuyển đổi niềm tin. Điểm mới của nghiên cứu này bao gồm: (1) nghiên cứu tiên phong khám phá ảnh hưởng của đặc trưng nền tảng LS trong việc hình thành niềm tin của người mua dẫn tới ý định mua lại; (2) nghiên cứu xem xét vai trò chuyển đổi niềm tin từ người bán vào niềm tin sản phẩm, dẫn đến ý định mua lại. Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng thông qua mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) trên cơ sở dữ liệu điều tra 300 người. Kết quả nghiên cứu khẳng định các đặc trưng của LS có ảnh hưởng đến RI thông qua yếu tố niềm tin. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cung cấp hiểu biết thêm cho các nhà quản lý để phát triển các chiến lược giữ chân khách hàng và cải thiện tỷ lệ mua lại một cách hiệu quả.
<br><br>Abstract <br>
The study explores the factors affecting the repurchase intention (RI) of fashion products through live streaming (LS) on TikTok among young consumers in Da Nang City, based on the Stimulus-Organism-Response (SOR) framework and The Transferable Belief Model. The key contribution of this study include: (1) It is a pioneering study that explores the impact of LS platform characteristics on the formation of consumer trust, which subsequently leads to RI; (2) The study examines the role of trust transfer from sellers to product trust, which in turn influences RI. The study adopts a mixed-method approach, integrating both qualitative and quantitative techniques through partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) based on a survey of 300 participants. The research results confirm that LS characteristics have an impact on RI through the trust factor. These empirical research results provide additional insights for managers to formulate customer retention strategies and enhance repurchase rates effectively.
Download
|